Mưa không rơi từ mây


Quăng một xấp hóa đơn điện thoại lên bàn ngay trước mặt Trọng Hiếu, khi anh đang uống cà phê và xem tin TV buổi sáng. Thùy Dung quăng mạnh nên xấp giấy đã đẩy ly cà phê chạy tọt xuống khỏi bàn rơi ướt cả quần áo của Trọng Hiếu, cái bất thần như vậy làm anh ngơ ngác một vài giây. Anh cúi xuống lượm cái ly rồi đặt lên bàn, nhìn Thùy Dung một cách quái dị
Trọng Hiếu hỏi:

– Em lỡ tay hay là giỡn vậy.
– Tui rảnh lắm hả để mà giỡn với anh, còn lỡ tay à..? Thì tôi đâu vụng về đến vậy!

Thùy Dung nói vừa đứng trước gương chảy tóc

– Thái độ đó là cái gì vậy? Trọng Hiếu đứng dậy đi thay quần áo
– Thì đó.. tui mới quăng cái xấp bill điện thoại có khoanh tròn mấy cái số sao không chịu đọc! Người ta: ” Alô! Anh Hiếu hả”. Anh gọi qua lại cả tháng trời, nói chuyện gì mà hai ba chục phút mỗi lần. Anh thích nói chuyện với con đó lắm hả? Hèn chi dạo nầy cứ về trễ đến một giờ rưỡi, hai giờ sáng không hà.

Thùy Dung vừa chải tóc xong, bước đến chiếc ghế ngồi xỏ đôi giầy vào chân, rồi bồi thêm mấy câu
– Chắc là chưa được núc nấm với cắm sào nên nói nhiều trên phone cho ra..ướt át chứ gì?

Câu nói xiên xỏ đó làm Trọng Hiếu không giữ được bình tĩnh nữa, anh lỡ bước nên quay lại tới xán cho Thùy Dung một bạt tay

– Em ăn nói cho đàng hoàn nha, đánh giá sự việc tồi bại đến vậy à? Người ta đỡ đầu công chuyện cho anh.. (Chưa dứt lời thì bị Thùy Dung nói hớt)

– Đỡ đầu..! Đầu cu thì có

Bị giáng thêm một tát đau điếng Thùy Dung phản ứng mạnh hơn

– Anh ra khỏi nhà ngay bây giờ đi, cái thứ đàn ông nầy tui đâu cần. Đi đâu, ở đâu, làm gì tui cũng đéo thèm lo, đi khuất mắt đi……..i
– Em vừa nói cái gì đó, đàn bà có ăn học mà dùng từ ngữ khó nghe vậy!
– Ừ! Tui thích thì nói như vậy đó mới xứng với con người anh.
– Em nói cho rõ nha, xứng là xứng làm sao?
– Là thứ vũ phu.., đần độn..ơ..ơ.., mà nói cũng vậy thôi. Anh tự hiểu bản thân, để khỏi bị tui nói ra thêm xấu hổ.

Trọng Hiếu nghiến đôi hàm răng, co nắm chặt bàn tay đập mạnh mặt bàn. Anh trỏ tay điểm mặt Thùy Dung, anh như vừa nghẹn một ngụm không khí độc, đến chẳng còn thế nào thốt lên câu gì được nữa.

Thùy Dung bổng sượng mặt, vừa tức lại có chút ngần ngại, Xong cũng ráng giữ sự bình tĩnh

– Xí.. làm gì được hay không… mới là chuyện để nói..tui ngán anh sao?

Dứt lời Thùy Dung quay lưng đi thẳng ra xe đậu ngoài sân nhà rồi bồi thêm

– Mang quần áo và thứ gì anh muốn đem theo đến chỗ làm với chiếc xe van đó đi, hôm nay sẽ là ngày cuối cùng anh ở trong cái căn nhà nầy.

Trọng Hiếu đá đóng sầm cửa lại, cũng quay lưng vô trong. Anh bước tới chiếc bàn kệ dựa tường, kéo hộc tủ lấy chìa khóa xe, anh nhìn chằm chằm bộ chìa khóa, nét mặt như muốn phựt lửa. Anh bỏ nó vào túi quần rồi đi lên lầu thay áo để đi làm và chỉ mang theo vài chiếc áo sơ mi với thêm mấy bộ đồng phục của hãng mà thôi.

Nắng trưa tháng chín, cái nóng từ vùng thung lũng thổi ngược ra biển, thật là khó chịu khô khan. Cái nóng của “Mùa hạ da đỏ” có nhiệt độ cao hơn bình thường, có những ngày cao đến 40°-43°C nó khủng khiếp vô chừng. Đường đến chỗ Trọng Hiếu làm việc, phải chạy mất gần một tiếng đồng hồ vậy mà còn bị kẹt xe, lòng đang mất vui, lại gặp cảnh trời nóng muốn nổ cái đầu, anh bị phân tâm nhiều lần, xe chạy chậm bỏ khoảng cách quá xa xe trước. Nhiều xe chạy vượt qua anh, họ nhìn tỏ vẻ bực bội, còn anh thì dường như chẳng để ý gì, bất chợt có tiếng còi xe tải loại hạng nặng vang lên, như có sức gió đấm mạnh vào sau lưng ngay tim, làm anh giựt mình, từng sợi lông măng trên da như đứng dựng chỉa ra ngoài, nét mặt anh biến sắc trắng bẹt. Anh lấy lại bình tĩnh chạy xe vô làn đường bên phải và chuẩn bị ra khỏi xa lộ.
Đến chỗ làm, còn sớm đến hai mươi phút, anh đậu xe dưới bóng mát, ngã ghế ra phía sau, cánh tay trái gác lên trán, trong mắt hiện rõ cái suy nghĩ miên man, như vừa lóe lên một một ý niệm gì trong đầu, anh ngồi bật dậy, cuối đuôi mắt có dòng lệ ngắn chảy lưng chừng, mà dường như chảy từ trong ký ức .

**********
– Dung đây anh Khải ơi!
– Chào Thùy Dung, có việc gì mà gọi anh vậy?
– Em có chuyện muốn kể với anh, anh không bận gì chứ?
– Nếu là chuyện của em và Hiếu, thì lúc 10 giờ nghỉ giải lao 15 phút anh gọi lại cho nha.

– Dạ!

Tiếng cúp điện thoại từ đầu dây bên kia, để lại trong lòng Chu Khải một chút khó chịu, anh không muốn làm nhân vật hòa giải, bởi lẽ anh đã nhiều lần làm trọng tài, cả hai Trọng Hiếu và Thùy Dung vẫn đều quá cố chấp cho nhau. Anh hít hơi thật sâu, rồi thở mạnh ra như muốn tống đi cái điều phiền toái, tâm trạng của anh bây giờ lung tung dầy đặc thêm những chuyện vớ vẫn, không đâu. Nhìn vào đồng hồ anh cũng vừa thấy đã là 10:00 giờ rồi, nên lấy chiếc điện thoại gọi lại cho Thùy Dung.

Anh đi tới phòng giải trí bên trong có bàn bi da và phía cánh phải thì có bàn bóng đá, anh nhìn ra ngoài khung cửa kính rồi đi vào chỗ đá banh bàn, một tay cầm cán điều khiển, một tay thì lấy banh trong hộc thảy lên bàn rồi đá trong lúc chờ đường dây.

– Dạ! Em nè anh Khải. Sorry anh nha, làm phiền anh rồi.
– Không sao, anh đã gọi lại thì có gì đâu mà phiền, chuyện gì vậy?
– Anh Hiếu..ảnh bỏ nhà đi mấy bữa nay, không đem theo phone, cũng không ở nhà Mẹ ảnh..(ngập ngừng giây lát). Ảnh không ở nhà anh chứ?

Thùy Dung rất thông minh, câu hỏi để dò xem Trọng Hiếu có kể gì với Chu Khải hay không. Nhưng! Cô ấy lại không biết chút tánh tình Chu Khải, anh thì lại là người kín miệng, ít khi nói điều gì mình đã biết từ một phía.

– Hai em lại lôi thôi, hục hặc nhau nữa rồi phải không? Hiếu không gọi cho anh mấy bữa rồi!
– Dạ! Phone ảnh để nhà. Ảnh hổng về nhà mấy bữa nay, mấy đứa con em nó khóc đòi ba nó về…
– Dung biết chỗ Hiếu làm mà! Đến đó hỏi cho ra lẽ gì.
– Ảnh không kể gì với anh nghe hết hả?
– Muốn kể cũng phải có phone, anh và Hiếu làm khác thời gian, hơn nữa anh cũng không biết lịch giờ chạy của nó, gần cả tuần rồi không có liên lạc nhau.

Thùy Dung chợt nhận ra Chu Khải chưa biết gì, nên ồ một tiếng thật nhẹ ở đầu bên kia, rồi ngập ngừng nói:

– Em.. em.. nghĩ.. anh Hiếu đang tư tình với một cô trong hãng của ảnh.. vừa rồi em xem hóa đơn điện thoại.. có mấy số lạ.. em thử gọi thì có giọng nói người con gái, mà số nầy ảnh gọi đi nhiều..lần lắm. Em chưa bao giờ nghe ảnh nói gì về cô đó.

Chu Khải thường im lặng để nghe người khác nói, cho đến khi họ ngừng. Thùy Dung không nghe ừ hử gì, thì hỏi: ” Anh có nghe em nói hông?” Chu Khải nói: “Đang nghe” Nghe trả lời Thùy Dung tiếp tục câu chuyện

– Em dùng phone của ảnh gọi, thì người đó trả lời là giọng phụ nữ, em hỏi có biết anh Lance Hoàng không, thì chị ấy cúp phone. Em hỏi ảnh! Thì ảnh nói chị đỡ đầu. Em đang tức nên hổn ẩu hỏi ngược lại ảnh: “đỡ đầu gì, Đầu cu anh hả?” Ảnh bạt tai em nổ đom đóm liền. Anh coi ảnh vũ phu đến vậy đó! Tức hông chứ?
– Ok! Em kể rồi há, nghe anh nói nha. Vợ chồng ghen tương là chuyện thường, nhưng võ đoán bóng gió làm hỏng hạnh phúc thì sai rồi
– Em không có võ đoán, mà biết chắc như vậy. (Thùy Dung ngắc lời) thương yêu mới gọi qua lại mấy ngày liên tiếp. Ảnh làm về tới nhà một hai giờ sáng, mà mới chín giờ ba mươi sáng thì vắng nhà rồi, mà ảnh đi làm ca chiều chứ bộ!
– Anh biết Dung đang bối rối, nhưng cũng đừng quá khẳng định rằng mình đúng chứ! Em dùng phone của Hiếu để gọi người ta, mà còn hỏi có quen biết Hiếu không.., nếu là anh thì cũng ngắt cú gọi đến thôi, vì nghĩ rằng Hiếu có chuyện gì rồi, đó là điều thứ nhứt.
– Nhưng mà..( Thùy Dung ngắt lời)
– Em khoang nói đi, lắng nghe một chút, ghen không căn cứ chỉ làm cho hạnh phúc xấu đi thôi, trừ khi em muốn bỏ.., mới làm nát chuyện không đâu.
– Sao anh biết không đâu? Anh thử nghĩ xem.. có ai mà đi nuôi gái “tắm hơi” lại cho họ tùy ý rút tiền từ thẻ tài khoản ngân hàng của mình không chớ. Lần đó, nếu không có em làm dữ chắc là không còn một đồng, ảnh dại gái lắm. Thật lòng em cũng không muốn ở với ảnh nữa, tại anh Hiếu không muốn buông em ra thôi!
– Nếu em nói vậy! Thì gọi anh kể lể mấy chuyện đó xong lấy cớ chia tay à? Vợ chồng là để “nâng khăn, sửa túi” em có hiểu ý nghĩa nầy không? Em cho rằng thằng Hiếu nó vũ phu, vì bạt tai em bởi lời lẽ khiếm nhã của em và vì thằng Hiếu nó dại gái nên em xem thấp phẩm giá con người nó. Sao em dễ sĩ nhục người ta vậy?
– Tại anh thương anh Hiếu nên thiên vị mà nói thế, chứ ảnh đối xử với em tệ bạt lắm. Ngày em đi đẻ thằng Tony, ảnh chẳng hề lưu tâm gì tới, chỉ lo đi nhậu với bạn bè thôi. Mấy đứa bạn em ai cũng xúi em bỏ ảnh, họ ghét ảnh, vì cái thứ đàn ông vũ phu (Thùy Dung ngắt lời)
– Cả ba! anh, Hiếu và em. Chúng ta không có gì huyết thống thâm tình, chỉ là gặp nhau trong quãng đời ngắn ngủi thì có cần phải thiên vị hay sao? Hơn nữa, Dung có nói: ” Thật lòng không muốn sống chung với Hiếu” vậy cái gì cản trở em?
– Em là phận gái! Chuyện chủ động ly hôn hay ly thân người đời dị nghị sao chịu nỗi anh Khải?
– À! những chuyện vừa rồi em nói.. xem ra không ăn khớp lắm. Bạn bè em xúi bỏ thằng Hiếu, thì có gì đâu mà em lo miệng đời dèm pha. Ý em là.. muốn anh nhìn thấy cái lỗi lăng nhăng của Hiếu. Để thông cảm với cách cư xử của Dung hả?
– Từ trước khi làm vợ anh Hiếu, em chưa bao giờ biết cần ai thông cảm. Anh muốn hiểu sao về ý em cũng được… em gọi anh là chỉ muốn anh nhắn với ảnh dùm.. mấy đứa nhỏ muốn ảnh quay về nhà… nếu anh có thể thì em cảm ơn anh.

Thùy Dung ngắt máy chấm dứt cuộc nói chuyện.

********

Chu Khải thở ra một hơi thật dài như ngán ngẩm, anh đưa hai ngón tay trỏ và cái xoa bóp vành môi dưới những khi nghĩ ngợi gì nhiều. Anh thầm nghĩ: “Chuyện đâu đâu, tự dưng mình phải có trách nhiệm vậy! Không phải lời khuyên nào cũng có giá trị với người đời, không khéo lại.. “giáo đa tất oán” nữa
Lại có tiếng chuông điện thoại, lần nầy là của một người bạn cùng sở, anh trả lời

– Hello! Khai speaking (Là Khải đây)
– Hey! When you finished at 620, don’t leave to go home ok. Wait for Lance Hoang, he want to see you, Ok? (Khi xong việc ở 620 đừng về vội, hãy chờ Lance Hoàng, nó muốn gặp mày, Ok?)
– Ok! Thanks man ( Được rồi! Cảm ơn nha)

Chu Khải nghĩ: “Chắc Trọng Hiếu muốn… mà thôi đi. Đoán già đoán non làm chi cho mệt óc, chuyện gì đến thì theo đó mà tính” anh tiếp tục công việc. Từ cái điện thoại phát ra tiếng chuông báo tin nhắn, anh cầm lên xem thì thấy Thùy Dung gởi, trên màn hình không hiện đủ nội dung mà chỉ đọc được ngắn dòng: ” Bác sĩ nói ảnh cần the..”. Chu Khải bỏ điện thoại, anh không vội để xem gì thêm, lúc này cũng vừa đúng giờ tan việc, anh giao công việc lại cho đồng nghiệp ca chiều, rồi đi về hướng bàn bida ngồi nhìn ra khung kính cửa sổ của tòa nhà 620 để chờ Trọng Hiếu. Thỉnh thoảng anh lại nhìn điện thoại như nửa muốn xem Thùy Dung nhắn gì, rồi lại thôi, một lúc sau thì Trọng Hiếu lái xe đến, mở cửa cho khách xuống nhìn thấy Chu Khải anh vẫy tay chào:

– Hi anh! Em bị kẹt xe, nên tới trể. Lên xe đi với em một vòng rồi về, có chuyện muốn nói với anh
– Chuyện hai đứa gây nhau chứ gì? Vừa nói anh vừa bước vô xe, rồi đứng bên cạnh Trọng Hiếu

– Mấy ngày nay em hổng có xài điện thoại, em với con Dung gây nhau, nó đuổi em ra khỏi nhà. Em bực quá đi không mang theo gì hết, gần cả tuần nay rồi ăn ngủ trong xe van, còn tắm rửa thì vô hồ bơi 620. Anh có gọi em không?
– Có! Nhưng điện thoại không ai trả lời, sáng nay Dung gọi cho anh bằng điện thoại của em, anh tưởng Hiếu.. hóa ra không phải
– Nó ghen bậy, bóng gió, còn nói hỗn với ba mẹ em. Trọng Hiếu giọng nói gắt gỏng, không dấu được có chút nghẹn ngào, rồi nói tiếp
– Hồi đó! Khi tụi em vượt biên, vợ đầu tiên của em bị kiệt sức rồi chết để lại hai đứa nhỏ cho em.. một mình em nuôi tụi nhỏ, cơm sượng canh lạt gì cũng xong, dù cơ cực đủ điều mà yên..! Vì thương con nên bà nội tụi nó muốn em lập vợ thứ sớm. Để chúng còn có tình thương người mẹ, chứ để khi chúng biết một chút thì khó êm ấm. Chu Khải ngắt lời
– À! Hóa ra Dung là vợ sau của em
– Dạ! Mà mấy đứa của con em thì con Dung cũng thương tụi nó lắm, không có ghét bỏ đứa nào. Chỉ có ba mẹ em là con Dung nó ghét thôi, vì chê nó vụng về không khéo lễ giáo với cha mẹ chồng..
– Vậy sao cưới làm gì? Chu Khải hỏi sốc họng
– (Cười gượng) Ba em có hứa trước với gia đình con Dung, từ lúc nghe tin vợ em mất. Còn Má em thì không ưng, bả nói : “Con gái có đuôi mắt sết là thứ dâm loàn, được địa vị thì khuynh đảo thiên hạ” Chu Khải lại ngắt lời
– Hiếu thấy Dung có đúng vậy không?
– (Cười gượng) Vợ em mà anh!

Chu Khải cũng cười mĩm chi, không nói thêm lời gì, chỉ vò sau ót Trọng Hiếu. Đến trạm dừng xe cho người xuống, thấy không ai lên xe, Trọng Hiếu nhìn lên kính chiếu trong khoang xe, cũng thấy không còn ai nên nói chuyện tự nhiên hơn

– Hồi nãy em không muốn nói nhiều về vợ em, lỡ như khách có ai nghe mà hiểu được thì kỳ lắm. Anh xong việc rồi, về nhà nếu có trễ chút chắc cũng không có ai càm ràm gì! Cho em xin thêm 20 phút nha..

Xe đến trạm chốt 466 cũng vừa đúng giờ giải lao 15 phút đầu. Trọng Hiếu tắt máy xe, quay lại nhìn Chu Khải mĩm cười, rồi đi vào câu chuyện dở dang.
– Hồi cách đây…
**************
Ngược thời gian sáu tháng về trước..
Trọng Hiếu cầm búa đóng mạnh liên tục vào cái hàng rào gỗ, cạnh khung cửa vòng sau sân nhà, vừa đóng vừa càu nhàu.

– Mới tản sáng đã say xỉn rồi. Thứ chết dịch.. đàn ông gì mà nhớt lầy ra!

Đóng thêm mấy cái thật mạnh lên khung cửa tựa sát tường, cái vách ấy là phòng ngủ mà Hữu Nhân đang say giấc. Như còn bực bội Trọng Hiếu hét lớn

– Chết khuất mẹ cho rồi, để tôi chôn. Không kiếm tiền đồng nào mà báo nữa, đồ ăn hại.
– Anh chửi rủa ai vậy? Thùy Dung đẩy cửa sau bước ra hỏi.
– Ai thừa trong căn nhà nầy thì rủa người đó. Trọng Hiếu đáp lại
– Anh vừa phải thôi! anh Nhân chỉ ở tạm một thời gian, bây giờ đang thất nghiệp. Tìm việc chưa ra thì phải thông cảm cho ảnh chút chớ.
– Thông cảm làm sao được, không có việc làm rồi đi nhậu suốt buổi. Về thì lăn đùng ra đó không giúp được việc gì trong nhà cả, nhớt thây cũng vừa thôi!

Thùy Dung và Trọng Hiếu cùng quay đầu về phía trong sân, Hữu Nhân đang lững thững bước tới vẻ mặt hậm hực, anh có dáng roi cao, mắt sâu một nỗi buồn lại thêm đôi mày đen rậm, trông anh ẩn đầy tâm sự. Tóc tai rối bù, đi gần đến Thùy Dung vịn vai nói:

– Em đi vô trong!
– Anh ra đây làm cái gì vô trỏng nghỉ đi. Thùy Dung gạt tay Hữu Nhân ra, cáu gắt nói.
– Đi vô! Tao nói đi vô. Hữu Nhân cung gắt gỏng lên.

Lúc nầy Thùy Dung quay lưng te rẹt đi vô nhà, chỉ còn lại Trọng Hiếu và Hữu Nhân

Trong khuôn viên sân phía sau nhà có một cái bàn nhựa và mấy chiếc ghế màu trắng dựa sát vách, đối diện là chiếc ghế xích đu sơn màu xám đặt trên nền cỏ. Thường ngày mấy đứa con của Hiếu và Dung hay ra ngồi đu đưa vừa chơi vừa học, giờ thì chúng đang nghỉ giữa khóa học tiết xuân nên đã về bên nội chơi, Trọng Hiếu đi tới chiếc xích đu ngồi từ lúc Thùy Dung quay lưng đi vô nhà, Hữu Nhân cũng đi theo sau rồi đứng lại tựa cửa ánh mắt có muôn điều để nói, nhưng anh ấy bặm môi như để nuốt lấy cơn bực mình nhìn chằm chập Trọng Hiếu. Trong sự im lặng của hai người không ai mang thông điệp thiện cảm và như chựt chờ giây phút bùng nổ của ấm ức có thể diễn ra bất cứ ai mở lời trước, Thùy Dung đang bày hai dĩa thức ăn cho buổi sáng của cô ấy và Hữu Nhân trông thật ngon miệng với miếng thịt bò nén đóng hộp chiên phồng, khoai tây bào chiên áp chão và trứng luột còn dốt lòng, tiếng ấm nước sôi có gắn lá tu huýt kêu rối rít, Thùy Dung xoay qua tắt lửa rồi luôn tay rót vào hai cái phin cà phê để sẵn trên bàn bếp. Bước tới cửa sau sân thì thấy Hữu Nhân nhìn Trọng Hiếu một cách hậm hực cô ấy liền lớn tiếng nói:

– Anh đi vô trong nhà đi! Ở đó một hồi lại có chuyện nữa bây giờ. Uống cà phê, ăn sáng em dọn rồi kìa.
– Ừ! Để chút nữa anh vô.
– Đi vô cho rồi, anh chờ nổi nóng, để sanh sự hả? Thùy Dung hỏi gằn giọng
– Tao biết xử sự như thế nào, mà…mày lo cái gì chứ!
– Hai thằng đàn ông gườm nhau, anh xử bằng tay hay bằng dao hay là bằng cái còng..anh đừng quên là anh đang ở trọ thôi đó nha!

Hữu Nhân đang đứng tựa cửa dời chân đi vào nhà bếp, mà ánh mắt vẫn còn dán vào Trọng Hiếu. Còn phần Trọng Hiếu thì cũng vẫn ngồi đong đưa nhè nhẹ chiếc xích đu, anh cúi người xuống lượm chiếc nhánh cây khô nằm trên mặt đất rồi nghệch ngoặc qua lại trong vô thức. Thùy Dung và Hữu Nhân đã ra khỏi nhà từ khi nào, Trọng Hiếu cũng chẳng hay biết, đi vào nhà bếp cũng chẳng có gì ăn để lại, anh lắc đầu chán nản rồi thay áo quần, lấy chìa khóa xe đi ra cửa. Ngồi trong xe rất lâu, hai tay anh đan vào nhau gối sau ót với tâm trạng nhiều phiền muộn, tiếng chuông điện thoại làm anh giựt mình tỉnh lại, trong màn hình là Thùy Dung gọi, anh bỏ không nghe máy. Thùy Dung để nhắn tin lại, Trọng Hiếu liếc nhìn rồi thôi.

Nghe đến đây, Chu Khải lên tiếng hỏi
– Không nghe máy, thì cũng nên xem tin nhắn chứ! Em có đọc chưa?
– Dạ em không đọc!
– Có đọc hay không con Dung cũng đâu thấy..thì cứ đọc cho rõ việc gì cũng nên mà.
– Mỗi lần gây nhau là nó hỗn ẩu dữ lắm..dùng từ thô lỗ..chưa đã nó cứ trù cha rủa mẹ em nữa. Thôi hổng đọc cho khỏi nhức đầu!
Xem như không thể làm gì hơn Chu Khải nói

– Rồi sau kể tiếp nghe đi..(Nhìn ra ngoài xe) ủa tới giờ xe chạy chưa mà nhiều người đứng chờ vậy?
– Oh! Tới giờ chạy tiếp rồi, để tiện lúc khác em kể.

Trọng Hiếu nổ máy xe, rồi mở cửa cho khách vào trong, Chu Khải đổi chỗ ngồi hàng ghế đầu phía sau lưng tài xế. Anh nhìn Trọng Hiếu như thả lòng một chút buồn thương. Sau đo anh mở điện thoại xem tin nhắn của Thùy Dung lúc sớm: “Bác sĩ nói ảnh cần thời gian yên ổn tinh thần. Tình trạng căng thẳng có thể mang đến kết quả xấu. Ảnh có thể bị trụy tim đột ngột, anh theo dõi và khuyên ảnh nên dành thời gian nghỉ ngơi giùm em. Cảm ơn anh” đọc xong Chu Khải nhìn Trọng Hiếu từ phía sau với ánh mắt lo âu.

Lần đó Trọng Hiếu cũng không về nhà cả chục ngày hơn, đậu xe ngoài sân nhà của má anh để ngủ qua đêm ở khu Sunset, tắm gội thì vào hồ bơi, mua cơm tại tiệm Vĩnh Ký trên đường Sunset trước và sau khi đến chỗ làm. Sau khi đưa tận nơi để Chu Khải về nhà như đã hứa, Trọng Hiếu nói sẽ gọi lúc về trạm nghỉ ba mươi phút ăn tối, Chu Khải gật đầu khẻ nhẹ ra hiệu đồng ý.
Trời tối qua nhanh, cũng là lúc Chu Khải thấm mệt, anh thường đi ngủ khoảng chừng tám giờ, nằm trên giường xem tin truyền hình bổ xung lúc bảy giờ của đài KRON 4 cho đến lúc thiếp đi.

Sáng ngày hôm sau. Ngoài đường trời trong, nắng nhẹ lờn vờn chút hơi sương, cái thời tiết của thành phố San Francisco bao giờ cũng lạ mới nắng đó lại sương bay, đêm trước mát dịu, thì ngày sau chút hanh nóng hơi nắng. Chu Khải thường khi tắt các hiệu ứng báo tin nhắn về đêm, chỉ để chuông reo khi ai gọi khẩn cấp cần thiết. Ngày thứ sáu của tuần cuối anh sẽ được nghỉ xả hơi một tháng, nên tinh thần rất vui; nhìn anh tươi hẳn lên như vừa trút hết mọi căng thẳng của công việc. Đang làm việc thì có chuông điện thoại reo, anh thấy số lạ, nên thôi không nghe, nói thầm trong đầu: (Chắc lại lộn số hay quảng cáo..còn không thì cứ đợi có nhắn tin rồi nghe cũng chẳng chết ai..!). Vậy là anh cứ mặc nhiên không còn lưu tâm nữa.

Về phần Trọng Hiếu, sau khi chở Chu Khải về nhà, anh cũng không có nhiều thời gian do tình trạng cao điểm tan sở nên các ngã đường nghẹt xe làm trễ giờ nghỉ ba mươi phút ăn tối, thành ra cũng không muốn gọi vì biết Chu Khải ngủ sớm sợ phá giấc.
¥¥¥¥¥¥¥¥¥¥

Cơn gió biển thổi sương lạnh ban mai vỗ mạnh vào hông xe làm lắc lư, cũng vừa khi Trọng Hiếu tỉnh ngủ, gần như là một thói quen dậy sớm do việc đưa con đi học, anh thu dọn chổ, chụp lấy chiếc áo khoát làm gối đầu rồi mặc vội cho đỡ lạnh, trường mình vói tay về phía băng ghế sau để lấy túi kem và bàn chải đánh răng. Xong việc vệ sinh cá nhân anh lái xe vô phố uống cà phê, quán xá ở San Francisco nhàm chán khung cảnh không ấm cúng và hổng có không gian riêng như ở San Jose. Thiếu tiếng nhạc, chẳng bạn bè, phần lớn quán cà phê cộng đồng Việt ở đây chỉ có năm, ba cái bàn. Anh chọn vào quán Tú Kim, thấy có mấy người đứng trước tiệm hút thuốc chuyện trò, cảm giác vô vị, lạc lõng trên gương mặt anh hiện rõ. Người Việt phố “Sài-gòn nhỏ” chẳng khác gì một thôn giữa lòng phố thị, đi uống cà phê người quen mặt người. Anh chọn chiếc bàn cạnh lối vào nhà tiểu tiện, có lẽ đó là lý do ít ai chịu ngồi nên còn trống chỗ. Mỗi cái nhìn của khách mới đến liếc qua bàn anh ngồi đơn độc, lẫn ánh mắt người chủ tiệm cà phê cũng làm anh ngộp ngạt. Anh lần lựa chờ cô chủ quán đến gần chỗ lò vỉ nướng bánh mì liền đứng dậy nói:

– Cho tôi xin cái ly to-go đi chị chủ.
– Ok! Đây anh
Cầm chiếc ly sốp anh trút cà phê vào, rồi móc ví tiền trả, anh bước ra trước quán mà xem chừng còn phân vân chẳng biết phải đi đâu lúc nầy.
Bên kia đoạn đường, có người vô gia cư gốc phi châu đang lui cui bày các món linh tinh trên tấm bạt, trải sát tường trên vỉa hè. Trông ông ấy rất cẩn thận trong việc trình bày từng món, ngắm nghía rồi dời đổi các thứ liên tục, miệng thì cứ phì phà khói thuốc. Trọng Hiếu thả bộ hướng tới đó, chỉ còn vài bước thì người da đen kia đã vội mời
– hey! Good morning; Come to look man. I’ll give you a good deal..come here. (Ê! Chào buổi sáng; mày đến xem đi. Tôi sẽ bán giá rẻ cho mày..đến đây)

Đứng thọc tay trong túi quần, tay kia cầm ly cà phê, nhìn từng món hàng, Trọng Hiếu ngồi xuống với tay lấy chiếc điện thoại hiệu Motorola, anh thấy còn đang hoạt động, dòng điện tích rất thấp, thử bấm tắc hẳn rồi mở lại xem có bị khóa trên màn hình hay không. Anh nhướng nhẹ đôi chân mày như hài lòng, chiếc điện thoại không bị khóa, mặt hàng lại của hãng viễn thông T-Mobile, anh quay hỏi:
– How much is this? (Cái nầy bao nhiêu vậy?)
– five bucks ($5.00)
– Do you have a charger cord that comes with it? I need to charging very soon.(Ông có dây điện nạp của nó hông? Tôi cần nạp điện gấp)
– Find one for you need right there, go ahead (Tự tìm lấy cái mày cần đi, ở trỏng đó).

Trọng Hiếu nhìn theo tay ông ấy chỉ về phía hộp nhựa đựng mớ dây nhợ điện dùng cho điện thoại, anh tìm một lúc cũng được cái vừa vặn, rút lấy tiền trả, rồi bỏ vào túi quần. Quay lưng nhìn lại tiệm cà phê, có ai nhìn mình không một phản xạ tự nhiên, quả nhiên hai ba cặp mắt đang dò dõi theo anh. Đi tới chỗ đậu xe, ngồi vào trong, hớp từng ngụm cà phê mà mắt anh toát ra vô vàn ý nghĩ miên man, ánh mắt nhìn hung hút trong hư vô.
Xe lăn bánh qua các ngã đường dường như vô định, chợt Trọng Hiếu nhìn thấy xe buýt của Chu Khải vừa băng ngang ngã tư, anh vội đổi hướng chạy theo xe về tới đường Lombard. Đợi cho xe dừng hẳn anh nhấn còi ra hiệu để Chu Khải biết sẽ đậu xe trong sân ký túc xá sinh viên. Anh đậu xong đi tới chào rồi lên xe buýt ngồi.

– Em dậy sớm hổng biết làm gì, đi uống cà phê một mình..lạc lõng. Cũng may gặp anh chạy ngang (hihi) mới bám theo. Em theo anh chơi một hai vòng nha?
– Ừ được mà!..tối qua ngủ nhà má em hả?
– Dạ!
– Hổng về nhà em thiệt sao! Thằng út Tony em thương lắm mà..?

Câu hỏi của Chu Khải như viên đá vừa rơi xuyên thẳng qua tim “thương yêu” chạm đáy ký ức trong lòng. Trọng Hiếu cúi đầu lặng im đi trong mấy mươi giây với tiếng thở ra dài nhằng. Nhìn qua gương chiếu hậu Chu Khải định nói thêm nhưng môi thì lại không muốn hé.

– À! Hồi nảy em mới mua cái điện thoại của thằng đen, nó còn tốt, chút nữa em mua cái thẻ số tạm, anh cho số để em gài vô nha.

Chu Khải rút tập giấy ghi chú để trong túi xách, viết rồi gỡ ra đưa cho Trọng Hiếu. Tiếng chuông điện thoại reo, Chu Khải nhìn thấy trên màn hình là Thùy Dung, anh đưa cho Trọng Hiếu xem và ra ngầm ý là giữ im lặng, anh trả lời điện thoại bằng hình thức để loa phóng thanh.
– hello! Khải nghe đây
– Dạ! Dung đây anh..cho em xin mấy phút được hông anh Khải?
– Cứ nói đi! Anh nghe.
– Em dự tính trưa nầy..đi San Francisco nhờ anh đưa giùm chiếc điện thoại cho anh Hiếu…
Chu Khải liếc mắt nhìn sang Trọng Hiếu, rồi hất mặt lên như hỏi ý, anh nhận được cái lắt đầu “không muốn”. Trong khi ấy Thùy Dung vẫn đang nói
– Hơn một tuần nay ảnh không về nhà đã đành..ít ra cũng phải để cách gì liên lạc chứ. Đàng nầy không lấy phone theo, nhiều người gọi tìm, nhắn tin đủ kiểu..em đâu có cách gì cho ảnh biết. Mấy giờ anh có thể cho em gặp?
– Đừng có làm phiền ảnh có được không? Tôi không cần mới bỏ lại nhà, tôi chẳng cần phải tình tứ với ai trên phone. Trọng Hiếu bất chợt trả lời
– Phiền cái gì, tôi có xin tiền ảnh đâu nà! Hóa ra anh vẫn gặp anh Khải vậy sao ảnh nói chối là không gặp? Thùy Dung phản ứng lại
– Đó anh nghe thấy tận miệng lưỡi cái luận điệu hàm hồ của nó chưa! Trọng Hiếu nhìn Chu Khải nói
– Hàm hồ cái gì chứ? Anh đang có mặt ở đó sao ảnh không cho tôi biết, ít ra..
– Hai đứa bớt cãi nhau có được không? (Chu Khải ngắt lời Thùy Dung). Bây giờ cho anh hỏi..Hiếu có muốn lấy phone hông?
– Hông! Lần nào cãi nhau, nó gọi câu trước câu sau là chửi rủa, cúp máy thì nó nhắn tin hỗn ẩu thô tục phắt nầy phắt kia.
– Anh có thế nào tui mới như vậy, anh không nghĩ tới tui..ít ra cũng phải nghĩ tới con..; thằng Tony nó đòi gọi anh, chứ tha thiết gì anh mà tôi tìm..
– Thôi tới giờ anh phải chạy tiếp, hai đứa nói ôn tồn lại một chút.

Chu Khải vừa nói, tay thì nhấn nút đóng cửa cho xe từ từ lăn bánh ra lộ.

– Tui cho anh biết trước nha, nếu anh không về thì tui sẽ thay ổ khóa..anh chớ có gieo tiếng oán đó nghe. Giọng của Thùy Dung nhẹ hơn nhưng đầy cay nghiệt
– Cô chỉ muốn tôi về mang hết đồ đạt ra khỏi nhà thôi! Tôi hiểu tâm ý cô quá rồi, tôi không hèn đâu..thách cô đó. Trọng Hiếu đáp lại

Điện thoại đã tắc màn hình từ lâu, nên cả hai người chẳng ai biết Thùy Dung đã dừng cuộc gọi từ lúc nào. Một không khí im lặng, Chu Khải nhìn gương chiếu trong xe hướng mắt về Trọng Hiếu, anh nói:

– Cái mửng nầy thì khó mà êm ấm rồi, hai đưa không hề tương nhượng nửa lời. Hạnh phúc chỉ khi còn lại một người mới nhận được cái giá trị của nó.
– Anh hổng nghe nó ra giọng đe dọa em sao? Trọng Hiếu đáp lại
– Đe dọa nào cũng có hai chiều. Một là họ muốn đối phương tự chọn thương lượng trong êm đẹp, hai là họ tự lựa chọn một giải pháp chẳng đặng đừng cho người kia. Cách chọn lựa giải quyết êm thắm hay rắt rối thuộc về người bị đe dọa, với bình diện xã hội và cộng đồng dân tộc nó mang nặng cái “danh dự” và “Tự tồn” mà sanh sự có chiến tranh. Nhưng! Vợ chồng lại là khác, cả hai phải biết lùi lại và ngồi xuống lắng nghe một cách thấu đáo, mà nhìn ra vấn đề ở đâu. Anh nghĩ em nên về nhà sau ngày làm việc, cuối tuần cố làm cho gia đình một sinh khí êm ấm.
– Em nhịn nó nhiều rồi, nó cứ làm tới.
– Nếu em từng nói: “thương con”, thì em nhịn vì con, chứ không phải nhịn vì con Dung, nó đúng, nó sai em không tính sổ thì ai đứng ra đòi công đạo.

Đang lúc Chu Khải tìm cách khuyên Trọng Hiếu thì trên màn hình điện thoại hiện tin nhắn của Thùy Dung: ” Em hổng ngờ anh đứng về anh Hiếu mà che giấu em! Ảnh có mặt ở đó, sao không nói cho em biết. Anh không lo lắng, nhưng em và mấy đứa nhỏ rất bối rối anh hiểu chứ? Những tưởng anh vô tư trong chuyện hai đứa tụi em..xem ra không thể tin cậy anh được nữa rồi.”

Không để cho Trọng Hiếu thấy mấy dòng tin ấy, Chu Khải đưa tay bấm tắc màn hình, xe chạy tới trạm 620, có khoảng độ sáu, bảy người bước vào. Trọng Hiếu ngồi nép sát vào thành cửa sổ nhìn ra ngoài, suốt tuyến đường sau khi mọi người xuống xe hết, anh vẫn không nói thêm câu gì với Chu Khải. Xe trở lại Lombard lúc nầy Trọng Hiếu mới quay sang nói:

– Em nghe lời anh lần nầy thôi, chứ em mệt mỏi nó lắm rồi. Hôm nay, sau khi xong việc em về San Jose, kỳ nghỉ một tháng nầy em sẽ tìm cách sắp xếp chuyện nhà..anh có dịp ghé chơi đi uống cà phê với em nha.

– Nghỉ một tháng nên dắt vợ con đi chơi. (Chu khải mĩm cười với một niềm hy vọng)

Nhìn theo bước chân của Trọng Hiếu đi vô ký túc xa lấy xe ra về, Chu Khải đưa tay chào vẩy chào với cái tâm trạng buồn lặng lẽ. Anh cầm lấy chiếc điện thoại, xem mục tin nhắn, cũng vừa đúng lúc Thùy Dung gởi một tin nhắn khác: “Ảnh cùng chỗ làm nên thân cận với anh, thì em có nói gì anh Khải cũng chẳng tin..em nghĩ cũng tốt thôi, em chẳng cần ai tin. Hạnh phúc em tạo dựng được, thì em cũng phủi bỏ nó được mà..anh nhắn với ảnh giùm. Em nói thì sẽ làm, để xem ảnh dựa vào anh thì ở được bao lâu?”

Chu Khải nhấn số điện thoại của Thùy Dung, chuông reo chừng ba lần thì anh ngắt máy, không lâu thì tiếng điện thoại lại reo; nhìn màn hình anh lưỡng lự đôi chút, rồi thì trả lời

– Khải nghe đây!
– Anh gọi hay anh Hiếu muốn nói chuyện..sao lại tắc máy?
– Là anh, nhưng tưởng có học sinh đợi xe nên cúp thôi. Vả lại! Lâu nay anh không tin rằng em hồ đồ; nhưng qua hai cái tin nhắn vừa rồi anh cần thẩm định lại tính tình em rồi.
– Anh cho là em hồ đồ! ( giọng Thùy Dung đanh ra) chứ anh đã than phiền gì mà anh Hiếu nạt em “Đừng làm phiền” anh nữa, là sao vậy? Em không tin anh lâu nay đứng cửa giữa vô tư trong chuyện tụi em..xem ra em đâu có lầm!
– Ủa! Anh đâu phải tòa hòa giải! Hiếu và em lôi anh vào thế can dự. Nhiều lần anh khuyên hai đứa nhân nhượng và tránh tối đa trách móc xỏ xiên nhau..có đúng hông? Anh thiên vị ai trong vụ nầy? Thằng Hiếu nhiều lần kể chuyện cho anh nghe, nó còn có lúc rơi nước mắt, chứ em thì anh chưa từng thấy đó.
– Cho nên anh tin nghiêng về ảnh hơn chứ gì? (Giọng của Thùy Dung như đanh hơn)
– Lý do anh tắc điện thoại vì thái độ ngông bướng của Dung, em nên tự kiềm chế để có hạnh phúc..anh hết lời để khuyên rồi. Anh cúp máy đó, bye Dung.

Thùy Dung cũng không nói gì thêm, Chu Khải tắt máy. Anh trông buồn hiu, một trạng thái bất lực nặng trĩu..cho đến khi dừng trạm đón người lên xe, thì sắc thái tươi lên đôi chút trên gương mặt anh.
Về phần Trọng Hiếu sau khi chia tay Chu Khải ở ký túc xá Lombard. Anh ghé vào một chi nhánh viễn thông của hãng T-mobile, để mua thẻ điện thoại số tạm, có triển hạn hàng tháng, mà không cần ký giao kèo. Anh ngồi trong xe hàng giờ táy máy với các chức năng trong phone, anh có gọi thử số máy của Chu Khải nhưng không nhận được cuộc điện đàm nào, nên viết tin nhắn thông báo số mới của mình. Một lúc sau, anh nhận được tin nhắn ” Đã ghi nhận số phone mới rồi, đi làm vui vẻ nha. Chu Khải” đọc xong anh mĩm nụ cười toát ra sự yên lòng.
●□●□●□●□●

Trời tối dần về khuya, Trọng Hiếu sau khi xong việc anh chạy trở về bãi đậu xe của công ty, anh cho xe đậu yên vị trí rồi đi vào phòng điều hành để bấm thẻ ra về. Đêm sâu càng thưa xe, anh lái bon bon dưới ánh đèn phố xá, có lúc trong ý nghĩ đăm chiêu làm anh lăn bánh rất chậm, như nhận ra tốc độ của mình quá chậm. Anh dừng xe cặp sát lề trái ngồi chống tay lên thành cửa kính, tay vừa bóp trán vừa xoa, rồi chợt như dứt khoát trong ý nghĩ anh nổ máy xe và bắt đầu lăn bánh. Xe chuyển hướng tây trên con lộ Market, con đường về phía trước nhiều dốc cao và quanh co khúc khỉu, càng hiểm trở vào những lúc mưa to gió bạt hoặc sương mù. Có lẽ anh quyết định về Sunset chứ không quay về nhà của mình.

Xe chạy đến ngả năm giao lộ chia các hướng đi, dừng chờ đèn nhưng mặt Trọng Hiếu thì vẫn nhìn về con đường Junipero Serra đoạn nối dài vào xa lộ 280 về San Jose. Anh thầm nghĩ đây là “Ngả rẽ cuối cùng..” và rồi thì đèn xanh bật lên, nhìn quanh các ngả đường trong đêm sương, chỉ còn anh và những ngọn đèn hiu hắc. Anh đạp chân ga như một động tác vô thức lao thẳng đi theo lối rẻ vào đại lộ Sloat, con đường thẳng ra biển giờ nầy sương phủ kín chỉ chừa lại một khoảnh dưới “chân trời thấp” là mặt đường nhựa ướt ẩm.

Dừng xe trước sân nhà của Má anh. Trọng Hiếu nhìn đồng hồ trên xe lúc nầy là 2:17 sáng, anh thầm nghĩ: “Cả cái giờ cộng lại cũng bù trớt!” Rồi anh lẩm bẩm môt mình: “Hổng lẽ nghỉ cả tháng mình cứ phải long bong như vầy hoài!” Hai tay anh vò đầu từ trước tới sau ót, anh bèn bật ngửa ghế cho ngã nằm xuống. Lưng chưa kịp thẳng được lâu thì anh ngồi bật dậy, kéo ghế dựng lên miệng anh nói khẽ: “Mai đi tìm job, về nhà lấy hồ sơ lưu, xong ra park ngủ”.
Xe lại lăn bánh trực chỉ về nam hướng San Jose 280.

Nhà của Trọng Hiếu ở ngỏ cụt, con đường có hình vòng cung, nhìn từ trên xuống như ống thủy tinh chưng cất của ngành dược bào chế, anh đậu xe cách nhà ba căn bên lề đường, rồi mở khóa cổng vườn đi vào cửa sau. Trọng Hiếu cố gắng không làm nên tiếng động nào, anh đi thẳng vô phòng khách, nơi có tủ sách anh lôi cái cặp da đựng giấy tờ lưu trữ mỗi khi xin việc nơi đâu. Anh cũng nhìn sang bàn ăn xem có thư hóa đơn nào tên của mình cần thanh toán không. Nhìn đồng hồ trên tay bây giờ đã là 3:30 sáng, anh bước sang buồng của đứa con trai, Tony nằm ngủ ngon, anh đến vuốt nhẹ trên lưng rồi hôn nhẹ lên trán..nó dụi đầu vào chiếc mền đôi mắt vẫn nhắm rồi ngủ say trở lại. Đứa con trai lớn mười bảy tuổi đã xin ở riêng và đứa con gái mười bốn tuổi đã về bên nhà người cô mỗi cuối tuần, thường khi chiều thứ sáu Thùy Dung đưa đi, rồi chiều chủ nhựt thì Trọng Hiếu đón về. Thùy Dùng làm ca chiều hai ngày cuối tuần nghỉ thứ năm và sáu, nên việc trông chừng Tony có phần khó xử, hai ngày cuối tuần vừa rồi cô ấy gửi nó ở nhà người bạn..nhưng đó không thể là giải pháp có tính thường kỳ.

Sau khi lấy vài thứ cần thiết, Trọng Hiếu đi trở ra bằng cửa trước, anh chợt nhận ra trong phòng ngủ của anh khe dưới sàn nhà ánh sáng nhấp nháy từ truyền hình dường như chưa tắt. Anh không tin giờ nầy Thùy Dung còn thức, cái hiếu kỳ đã làm anh quên bẵng sự trở về thầm lặng. Đẩy nhẹ cửa, sau một hồi nghe ngóng động tĩnh, anh sững sốt tròn xoe đôi mắt, màn ảnh tivi đang chiếu phim khiêu dâm. Trọng Hiếu lách người qua cửa, nhìn lên giường, cả người anh đổ sụp xuống nền nhà ngồi tựa lưng vào vách, toàn thân anh bây giờ như không còn vững để đứng dậy, nhịp tim đập mạnh liên hồi và nước mắt anh như phun ra lăn dài trên gò má. Miệng anh đang cắn chặt cái nắm tay và dường như rỉ máu. Anh run rẩy cố gượng đứng dậy và thò vào túi quần để lấy chiếc điện thoại, sau đó anh bấm liên tiếp mấy tấm ảnh trong phòng ngủ, rồi người anh lại sụp xuống.

Trọng Hiếu mon men để ra khỏi cửa buồng, tay cầm cặp da hồ sơ đi ngang nhà chứa xe anh mở cửa bước vào. Ngồi vào trong xe, anh hét lên như để trút ra nỗi nghiệt oan đang nghẽn trong cuống họng: “Khốn nạn quá, tại sao có thể như vậy nè trời..đ..má!” Anh đấm lên ngực mình phình phịch và nước mắt cũng ràn rụa, bước ra khỏi xe anh đến chỗ thùng đựng xăng để ở góc nhà xe đẩy ra và lấy chìa khóa xe giấu trong ổ cắm điện ngụy tạo, trở lại xe anh ngồi vào đề cho máy nổ, mở quạt hơi ấm tỏa trong xe, toàn thân anh lạnh run như người bị sốt rét.

Như chợt nhớ, Trọng Hiếu lấy điện thoại ra và gửi đi những tấm ảnh chụp được cùng với tin nhắn cho Chu Khải. Anh như đã thấm mệt, toàn thân anh như đã không còn chút nghị lực nó đang trên đà sụp đổ, anh bật ghế ngồi cho ngã hẳn về băng sau. Anh vừa nằm xuống rồi thì chìm nhanh sâu trong miên man.
—-♤♤♤♤—

Chu Khải đang ngồi trước bàn máy điện toán, anh đang xem lại những tấm ảnh chụp được trong hai ngày đầu một tháng nghỉ xả hơi. Nghe tiếng chuông cửa, anh vẫn chưa vội đứng dậy và chờ tiếng chuông thứ như để chắc chắn mình đã không nghe lầm và quả nhiên tiếng chuông thứ hai reo lên. Anh đi tới cửa nhìn qua ống kính nhỏ xem ai đứng trước cửa, thấy hai người đàn ông mặt đồ vét, một người giơ lên trình thẻ của cảnh sát điều tra

– Yes! Good afternoon sir! (Dạ! Chào hai ông)
– Good afternoon! Are you Khai Ngo? (Xin chào! Anh là Khải Ngô?)
– Yes, I am (Vâng, là tôi)
– Do you know him? (Anh biết người nầy chứ?) tấm hình nhỏ trong lòng bàn tay vị cảnh sát, anh nhận ra ngay là Trọng Hiếu
– Yes I do, he is my co-worker (Tôi biết, là người bạn đồng nghiệp của tôi)
– How much do you know about him and his family ( Anh biết gì nhiều về gia đình và anh ấy không?)
– Nothing much..ah..(Không rành lắm..ơmm)
– But..close friendship..like Chatting, email, texting messaging right? (Nhưng..rất thân, thường chuyện trò, nhắn tin chứ?)
– Yes! (Vâng!)
– Did you recieved the message from him around 3:57 am Saturday? (Anh có nhận tin nhắn lúc 3:57 phút sáng thứ bảy của anh ấy chứ?)
– Noo..! I did not check messages yet..excuse me a minute. I’ll go get the phone. (Khônggg! Tôi chưa xem..xin vui lòng chờ để tôi lấy điện thoại đã)

Hai người cảnh sát gật đầu, Chu Khải quay đi vào trong đến chiếc kệ gần đó lấy điện thoại rồi quay lại hai viên cảnh sát. Họ vẫn đứng chờ ngoài cửa nghiêng đầu nhìn quanh căn phòng. Sau khi đưa cho hai vị cảnh sát xem mục tin nhắn có bốn tin chưa đọc gởi đến từ Trọng Hiếu để minh chứng rằng mình chưa xem qua. Anh mở lên xem thì sắc mặt thay đổi dần, anh nhíu đôi chân mày, trước mắt anh là những hình ảnh Thùy Dung nằm bán lõa thể bên một người đàn ông khác và anh bặm môi khi đọc mấy dòng tin: “Em thật sự muốn giết chết nó…anh nói em phải làm gì bây giờ..trời ơi”.

Chu Khải cảm nhận được hai chữ “trời ơi” tiếng kêu oán thấu tức tận cao sanh. Hai vị cảnh sát đứng nhìn nói

– We need a lot of time to interrogate you for our investigation. Please give your phone number when needed and messages if necessary (Chúng tôi cần nhiều thời gian thẩm vấn anh cho cuộc điều tra. Anh vui lòng cho số điện thoại khi cần và sẽ nhắn tin nếu cần thiết).
– Yes! Here my number (Dạ! Số điện thoai đây).
– Thank you for helping our work proceed smothly and we’ll contact you later. (Cảm ơn anh đã giúp công việc của chúng tôi tiến hành thuận lợi và sẽ liên lạc sau)

Khi cảnh sát chào ra về, Chu Khải nhìn vào điện thoại, anh đọc lại tin nhắn của Trọng Hiếu, đôi tròng mắt anh lúc nầy đang ngập ngụa dần trong cơn mưa giữa lòng.

Nguyenmk