Nhìn Qua Tâm Thức


Ngôn ngữ là một thứ rất dễ hiểu, nhưng cũng rất dễ ngộ nhận (lầm). Đôi khi nó cũng rất khó đồng thuận trong những ý niệm rất sơ đẳng.
Từ ngữ Việt theo cách viết; đọc bằng mẫu tự Latin như ngày nay đã trở thành ngôn ngữ phổ thông (Quốc ngữ). Cách đọc và hiểu biến tự hóa từ cách đọc từ Hán ngữ căn bản và đọc nghĩa theo âm phương Nam (Nôm) một thể loại được cải biến nhằm khẳng định chữ Việt có phương thức riêng, ngữ nghĩa cũng không cùng phương Bắc.

Có thể nói, chữ quốc ngữ ngày nay chỉ khác về cách viết ngày trước, nhưng phần lớn các âm; nghĩa khi nói đều mang ẩn dấu tích Hán-Nôm, chứ không hoàn toàn có chung với nghĩa Hán ngữ. Tạm đưa ra một thí dụ, không nhất thiết chúng ta luận đúng sai, chỉ biết và còn tùy người thích dùng “chữ nghĩa” theo “tâm thức” của riêng mình.
Xuất hiện gần đây, có nhiều người trong chúng ta vẫn thấy sự lẫn lộn hai chữ: **”độc (獨) “** và **”đọc (读)”** khi đính cùng với chữ **”giả (者)**

Khi dùng chữ Việt phổ thông ngày nay, để biểu đạt ý nghĩa nào đó, thì chữ Việt rộng đường hơn cho cách chọn từ. Mà chữ Hán vẫn còn mang tính cách một âm vị tự được dùng cho nhiều ký tự khác nghĩa như chữ “độc” chẳng hạn. Nếu ta viết bằng ký tự Việt phổ thông trên tự điển Hán Tự, nó sẽ cho hàng loạt như ảnh dưới đây (xem hình), cho nên chữ Hán theo văn phạm người Hán, không nhất thiết dùng cho văn phạm của người Việt.

**Đọc (读)** đây là chữ viết theo phổ thông của người Việt, theo âm vị của người phương Nam, chứ hổng phải người Hán, phương Bắc.
Sự nghiền ngẫm trước một biểu tượng nào đó như chữ viết, dấu hình, tượng, tranh v.v.. thì gọi là “đọc” dù có thành tiếng hay không thành tiếng. Đây là hành vi chứ không phải nói hình tượng **”lẽ loi”**; **”đơn độc”**.

**Độc (獨)** của chữ Việt có một số nghĩa: Chỉ có một, lẽ loi; chất gây hại, vị thuốc. Đôi khi được dùng như tính từ “ác, hiểm”. Chữ Hán cũng tương chừng đó nghĩa, nhưng khi ghép với từ khác đôi khi hoàn toàn khác ý nghĩa.

**Giả (者)** theo chữ nghĩa Hán là “Kẻ” một chỉ định danh xưng bất kỳ ai và cũng tùy thuộc cách hành văn phạm mà thay ý nghĩa. Nhưng vẫn hàm ý là “kẻ”.

Theo cách viết hiện nay có nhiều người ghi **”Độc giả”** ý chỉ những vị đã, đang xem bài viết, sách của họ (tác giả).
Nếu viết bằng ký tự phổ thông tiếng Việt thì cũng có thể hiểu được như:
Kẻ ác, kẻ đơn độc, độc không thật..đó chỉ là cách nói ví von cho vui thôi, chứ người Việt trước kia vẫn dùng từ “độc giả” nhưng chỉ để xác định anh đó là.., chị ấy là.., tôi đây là.. như câu: tôi là độc giả của Tự Lực Văn Đoàn.
(Văn đoàn Tự Lực xuất bản có nhiều người đọc, nhưng tôi chỉ **Duy nhứt** chọn đọc nguyệt san đó).
Hay chính tác giả, chủ nhiệm xuất bản tạp chí gởi thư riêng đến người đọc, thì họ có ghi là: Kính gởi **độc giả** của… thay vì ghi tên họ của người đặc mua ấn bản.

Một dẫn dụ khác cũng để xác định như tác giả muốn nhấn mạnh niềm ưu ái riêng với những người chuyên chọn đọc bài viết của mình: “..cảm tạ những độc giả thân ái của tôi!” chẳng hạn.
Không hẳn trong số những “độc giả” đó họ đã và từng được quen biết nhau. Như những vị từng chọn đọc sách dịch truyện của nữ sĩ Quỳnh Dao, họ chỉ **duy nhứt** tìm người dịch là Liêu Quốc Nhĩ, và họ cũng chưa từng quen biết cả hai người kia, nhưng vẫn là **Độc giả** của hai biệt danh trên. Đây là cách người Việt đọc Quốc văn và dùng nghĩa hiểu Quốc ngữ.

Khi dùng từ trung chung để nói những người đọc sách, báo, truyện v.v..không có ước lượng trong đó ai là “Độc giả” của mình thì thường họ viết là **Đọc giả**bởi hành vi của họ chỉ là đọc và cũng không nhất định chọn một tác giả hay tạp chí để đọc, chứ không phải họ là bất kỳ ai **”kẻ đơn lẻ”** đọc.

Ngữ Văn của người Việt khi viết bằng mẫu tự phổ thông nó phong phú ở chỗ đó, xác lập rành mạch nghĩa ngữ, biểu cảm ý văn người xem dễ hình dung. Nghĩa đen không chèn nghĩa bóng; Nghĩa bóng lại rộng nghĩa đen, cho nên các vị Hàn Lâm Học Sĩ ngày xa xưa đã bằng mọi cách minh định chữ nghĩa của người Phương Nam, viết theo cách người Nam hiểu. ***Không thể đồng hóa được*** và lấy cái căn bản viết theo chữ Hán, chứ không theo “nguyên tắc” dịch tự âm theo cách người Hán, ngày nay khi viết bằng chữ Việt phổ thông (Quốc ngữ) thì càng nói lên tính độc lập về ngữ âm càng rất tỏ rõ hơn nhiều.

Bài viết có tựa đề “Nhìn qua Tâm Thức” trong hầu hết cách nói và dùng từ của chúng ta, những người Việt Nam luôn có âm hưởng ngôn từ Hán học, điều nầy cũng không có gì khó hiểu, chúng ta mang ảnh hưởng đô hộ văn chương lâu đời với người phương Bắc.
Nhưng không có nghĩa chúng phải ghi chép cho đúng lối hành văn ngữ pháp của họ.
Cũng như hai chữ “tâm thức” nếu chúng ta hiểu theo cách của người Việt thì đó là: Đầu óc minh mẫn, ý niệm tinh thông, hay méo mó chút vui đùa thì hiểu là “tâm không ngủ” nghĩa là không bị mê hoặc, ngái ngủ. Có ý tứ, không phải ai nói sao nghe vậy, hiểu kiểu đó có sao đâu ai trách gì chứ, miễn là cái nghĩa vẫn còn đó.

Một dẫn dụ khác như hai từ “học giả”, đây là cách viết của chữ Việt phổ thông và còn tùy vào câu văn để hiểu đúng nghĩa hai chữ đó muốn nói gì, nếu viết theo kiểu châm biếm, ẩn ý xỏ xiên thì được hiểu là học xạo, học không có thật, như cái thời đại xã hội hiện nay. Nhiều “ông to, bà lớn” có bằng cấp cao ngất trời, nhưng kiến thức thì lại cao tầm cái máng cám lợn. Còn nghĩa theo từ Hán là những vị thật sự có kiến thức rộng, tinh thông có học vị đúng trình độ như Thạc sĩ; Tiến sĩ; nghiên cứu gia v.v.. tóm lại “Văn ngữ Việt thì cách viết Việt”. Hà tất gì mà viết theo quy cách văn phạm của người Hán chứ!

Trở lại với đầu đề của “Nhìn Qua Tâm thức” đi vào phương diện ngữ pháp theo hướng Phật giáo, thì “Tâm thức” lại là một ẩn tích vô cùng khó thấu tận để hiểu đúng thực “bản chất” của nó.
Chúng ta suy nghĩ; xét đoán; mong cầu; đắn đo; yêu; ghét; buồn; vui v.v.. đều là những gì luân chuyển bởi cái “Thức” và nó sẽ điều chế các hành vi thì lại cho đó là cái “Tâm”. Nếu cho rằng **thiện hay ác tùy tâm** thì chúng ta nên thay đổi ý niệm của câu: **”Phật tại tâm”**bởi vì một người bình thường chưa tẩy rửa tu chỉnh **”Tâm thức”** để phá vỡ mọi mê lầm, dị đoan, thiển kiến, cố chấp, nghi ngại v.v.. khi bám giữ ý niệm như thế sẽ vô hình đưa chính mình đi vào mê chấp và ngạo mạn.
**Phật** chẳng bao giờ  tại tâm cả, Bản chất của “Tâm thức” vốn không tạp niệm, cho mọi nên hành vi được cho là **”Thiện”** hay **”bất thiện”**đều phải không có ở trong tâm thức.

PHẬT nghĩa chính là đã thoát ly cái “Tâm” nghi kỵ; phán xét và đố kỵ

Nhìn qua tâm thức, tức là phải biết gạn lọc, suy cho sâu, nghĩ cho rộng, đừng vội tin bất cứ điều gì, khi chính mình chưa tự chứng thực.

Thân kính chúc các đọc giả luôn được an vui và chỉ giáo thêm nếu bài viết có gì chưa hẳn đúng.

Nguyenmk

Tháng 9/17/2021

1 thoughts on “Nhìn Qua Tâm Thức

  1. Pingback: Nhìn Qua Tâm Thức -Nguyenmk – biển xưa

Bình luận về bài viết này