Tàn Thu


Tiết mùa thứ ba đứng sau hai mùa Xuân. Hạ, mùa mà không biết bao nhiêu thế hệ từ Văn nhân thi sĩ đến nhiếp ảnh gia chuyên, không chuyên háo hức đi tìm kiếm. Mùa thu có thật sự buồn không! chắc phải tùy tâm trạng của từng người. Một điều duy nhất là khi đứng trước dãy rừng cây thay lá ai cũng thốt ra: “Ôi! đẹp quá” rồi chụp bấm hình lia lịa cười vui thỏa thích.

San Francisco khí hậu ấm lạnh thất thường, đổi thay cũng khác nhau từng khu vực! Mùa thu đến rất chậm, đi qua mau. Sau lễ tạ ơn (Thanksgiving) giữa độ tàn thu sắp sang đông, thì cây cỏ Cựu Kim Sơn mới chợt hay rằng đã trể mùa thay lá…Thu đã tàn chưa?, chỉ biết rằng mùa Noel sắp về trên ngưỡng cửa tháng 12.
Mỗi ngày đi làm về ngang qua ty Cảnh sát thành phố, NMK nhìn hàng cây lá đã khô vàng bên cạnh tòa nhà kíếng màu xanh lơ kia lòng tự hỏi: “có bao nhiêu kẻ vẫn chưa được về với gia đình trong mùa lễ năm nay!”.

Tàn Thu! NMK đã nghe được tiếng lòng dao động, tiếng của tù than trong ngôi nhà xanh xinh đẹp đó. Vâng! Đó là nhà tù giam. Những phạm nhân đủ mọi án lệ, họ phải chịu năm tháng giam cầm, và có lẽ cũng không ít người mấy mùa Noel chưa phóng thích. Koah chợt bồi hồi về những người tù sau cuộc chiến cho đến nay cũng đã bao mùa thu họ vẫn mù thua. Họ đã nhìn thấy 39 lần thu đến, thu đi, ba mươi chín năm lắng nghe tiếng lá xạt xào mỗi độ thu phai, thay cho tiếng nghẹn của lòng mình đang câm nín.

Nhạc sĩ Phạm Duy viết khúc ca “Mùa Thu Chết” và “Nước mắt mùa thu”. Còn nhạc sĩ Văn Cao thì “Buồn Tàn Thu”. Thu Sầu của Lam Phương nhưng không có ca khúc hay thiên trường ca mùa thu nào cho người tù nữa đường thế kỷ. Họ bị đưa đi vào miên viễn của mùa thu để rồi mù thua!

Luân vũ không bao giờ tàn, thì Thu cũng thế, có lẽ khó có chuyện thu tàn.

NMK

tanthu

Bình luận về bài viết này