Tham vọng và Kỳ vọng


Vấn đề chính trị và tôn giáo là hai điều tối kỵ đem lên “bàn tán”. Bởi vì tư duy của mỗi người mỗi khác, cho dù nằm trong phạm trù gia đình hay xã hội. Số đông không hẳn là “đúng” theo cả hai tiêu chuẩn: tuyệt đối hay tương đối. Nhưng nguyên lý hấp lực “Mạnh, yếu” vẫn là sự thu hút vào thế trận Thắng-Thua cuối cùng.

Từ khái niệm: ‘đúng, sai; đa, thiểu; chính đáng hay phi lý’ trong các vấn đề một khi được đưa ra xem xét, cân nhắc. Nó sẽ luôn dẫn đến các mối giao hảo bị rạn nứt, kể cả là những khía cạnh chỉ được xem là ôn hòa. Rất ít người trong cái “số đông” hỗn độn tư tưởng ấy chịu tìm hiểu cận kẻ căn nguyên câu chuyện, dẫn đến cái thời khắc tạm cho đó là sự “nghiệt ngã” của vấn đề làm nên tác hại do một người hay một nhóm nào đó thiếu tự chủ gây nên.

Bài viết nầy, chỉ xin nêu một vài điều đã biết, gởi đến tất cả những bạn đọc để có thêm cái nhìn tường tận hơn về cái điều: Tham vọng và Kỳ vọng trong cuộc chiến tranh tổng lực giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước Ứng Khắc Lợi (Ukraine) bằng quân sự xâm lược và vệ quốc quyền tự quyết độc lập.

# Tham vọng

Quay lại những năm của thế kỷ 20 vào trung kỳ thiên kỷ của thập niên 40. Khi có sự “tái lập trật tự” phân chia vùng kiểm soát của các bên liên kết đánh bại phát-xít Hitler 1945, kết thúc thế chiến thứ II.
Nhiều nước trong đó phải kể tên là Pháp (France), Anh (Great Britain hay còn biết là United Kingdom), Nhật Bản (Nippon hay còn gọi là Japan) v.v.. trao lại độc lập cho vài thuộc địa của họ.
Nhưng chỉ một “đại đế” hình thành chiếm hữu những quốc gia trước đó, thì không. Sau khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công năm 1917. Lập ra nhà nước Soviet, họ đã dựng lên và đem theo lực lượng “đa số” cực đoan chủ nghĩa chuyên chế cộng sản Bolsheviks (Большевики, Bôn-sê-vich) áp đặt nhà nước Liên Bang Sô-Viết lên 14 quốc gia ấy trong đó phải kể như: Estonia; Latvia; Lithuania; Belarus;Ukraine; Moldova; Geogia; Armenia; Azerbaijan; Kazakhstan; Uzbekistan; Turkmenistan; Kyrgyzstan; và Tajikistan.

Sau đệ nhứt thế chiến, Liên bang Sô Viết ký thỏa hiệp với Đức bất xâm phạm vùng kiểm soát đông Âu lúc đó do Đức là nhà nước chủ quản.
Khi hình thành đệ nhị thế chiến, Đức (Germany) khởi công đánh chiếm các  nước trong khối Liên bang Soviet, xé bỏ hiệp ước và sau cùng bị tan rã nhà nước Đức Quốc Xã. Liên Sô mở rộng vành đai tận các nước đông Âu.

Soviet chiếm hữu “huyệt điểm” lãnh thổ thuộc địa của Đức, đó là vương quốc Phổ (Prussia) trong vùng biển Ban Tích (Baltic sea) sau nầy chính là phần lãnh thổ ngoài Liên bang Soviet có tên Kaliningrad với dụng tâm đặt nơi đây bản địa phòng ngự đường biển ra Đại tây dương với Hạm đội và tàu ngầm nguyên tử lực Ban Tích, cầu nối với Soviet thông qua nước Bạch Nga (Belarus).

Thủ trấn Kaliningrad trong vùng biển Baltic

Sau khi toàn khối xã hội chủ nghĩa đông Âu và Liên bang Soviet tan rã, 14 nước cựu Soviet, tuyên bố tách riêng và trở về nguyên trạng nhà nước độc lập bằng thể chế dân chủ hiến định. Có những nước duyên hải như: Estonia, Latvia, Lithuania đã gia nhập hiệp ước đóng quân của khối NATO trên lãnh thổ của họ.

Phân bố địa giới phòng ngự của NATO, vây quanh nước Nga.

Ukraine (Ứng khắc Lợi) trải qua nhiều thời kỳ thuộc địa, cũng từ thời khắc đó mà khai phóng tự do giành quyền độc lập. Đây là quốc gia nhiều nguồn lợi và cửa ngõ cuối cùng tiếp giáp vùng biển Đen (Blach Sea, Hắc hải) để vào các nước trong vùng địa trung hải (Mediterrean sea) mà Nga luôn muốn chiếm giữ
Ukraine cũng là quốc gia sau cùng của khối cựu Soviet muốn gia nhập liên hiệp thịnh vượng chung Âu châu (EURO), mà Nga cho đó là mầm móng sẽ bước đến thỏa hiệp phòng ngự với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO)của quốc gia cố cựu nầy. Nếu kế tiếp là nước Bạch Nga (Belarus) thì Nga sẽ mất hẳn vị thế “đế” quốc, chỉ còn lại một vùng trắng miền Tây Bá Lợi Á (Siberia) tiếp giáp viễn đông.

Vài nước cựu Soviet đã gia nhập EURO

Thời điểm hưng thịnh của Nga khi được chiếu cố làm thành viên danh dự được chứng kiến các cuộc dượt binh tác chiến của các nước đồng minh chính thức trong khối NATO và Nga cùng phối hợp tưởng sẽ đưa nước Nga vào hành trình xóa hết chiến tranh lạnh và cạnh tranh vũ trang cường quốc.
Nhưng, không phải thế! Sau khi Nga bị thế giới lên án các chiêu thức ngụy dân chủ bầu cử, bắt người, thủ tiêu đối lập, hàng loạt cuộc thanh trừng bất đồng chính kiến từ nội các cho đến bần dân và khi mở cuộc xâm chiếm Crimea năm 2014, phần bán đảo cuối phía nam Ứng Khắc Lợi nằm trong vùng biển Đen gần nhứt phía đông nam nước Nga. Thì nhà nước Nga lộ nguyên hình tham vọng tái phối trí Liên Minh An Ninh Chung (CSTO) đã mai một dần từ khi Georgia rút tên ra khỏi liên minh nầy.

6 nước trong Liên minh An ninh Chung còn lại, sau khi Georgia rút tên.

Hành động xâm lược Ukraine lần nầy nhằm minh định cho những gì Nga sẽ tiếp tục khống chế toàn bộ quốc gia trọng yếu cửa ngõ hàng hải tới các nước phía nam ra hướng Địa Trung Hải. Đây là cuộc thử lửa cuối cùng ván bài “thế chiến quốc” với khối NATO.

# Kỳ vọng

Kỳ vọng lớn nhứt của Nga chính là cửa ngỏ phía đông Âu cuối cùng nầy, Ukraine.
Nơi đây quy tụ một số lớn cốt cán thủ cựu trong thành viên liên minh nói trên, mà Nga tin  rằng sẽ trở thành lực lượng chống lại chính quyền dân chủ Ứng Khắc Lợi, và sẽ biến thành cuộc nội chiến. Nga sẽ dùng Liên Minh nầy để “dàn trận” thiết lập một nhà nước bù nhìn thuộc Nga và điều đó không xảy ra như ý. Bước đường cùng, Nga chủ động khai chiến dưới chiêu bài “sức ép có hạn”. Các nước thành viên của CSTO mà Nga kỳ vọng sẽ không tham chiến, vì không có ai là thành viên liên minh bị tấn công, mà chính Nga chủ động xâm lược vào một nước khác có độc lập.

Về thái độ của các nước phương tây, trước hiện tình thảm sát điên cuồng và bình địa nhiều thành phố lớn. Kỳ vọng vào một cuộc trừng phạt nặng nề Nga bằng: kinh tế, ngoại giao kể cả đóng băng quyền sở hữu các hoạt động không lưu, sẽ gia tăng làm kiệt nhuệ tinh thần chiến đấu và tăng hiệu ứng phản kháng từ dân chúng Nga, để chấm dứt chiến tranh xâm lược và hủy diệt.
Sự bắn phá bằng quân sự nhắm vào Ukraine, được xem xét từng bước theo quy ước tội phạm chiến tranh dành cho Tổng thống Putin là điều đang tiếp diễn, kỳ vọng sau cho không dẫn đến cuộc thế chiến thứ III mà nhiều nước đang cân nhắc (lo sợ thì đúng hơn) chính là giải pháp “tối hậu” một cuộc lật đổ quân sự tại Nga và vô hiệu hóa tham vọng dùng vũ khí hạt nhân theo như lời ông ấy thường đe dọa, Putin phải chầu trời.(mà dường như có vị tiên tri nào đó, có phán rằng ông ta sẽ bị ám sát vào năm 2021 thì phải!).

Bài viết được sàng lọc từ những thông tin trên các sự kiện lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau. Mong rằng các bạn đọc từ đây sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm.

Nguyenmk

2 thoughts on “Tham vọng và Kỳ vọng

  1. NMK viết
    “Ukraine . . . khai phóng tự do dành [giành] quyền độc lập.”
    ‘Vấn đề chính trị và tôn giáo là hai điều tối kỵ đem lên “bàn tán”.’
    Bàn tán “Vấn đề chính trị và tôn giáo” ngay trong nước Mỹ cũng nhiều cảm xúc. Chính trị: 6 buổi điều trần công khai, trực tiếp truyền hình của Select Committee, Hạ Viện. Tôn giáo: TCPV phán quyết về Roe v. Wade.

    Đã thích bởi 1 người

    • Cảm ơn Gia Định đã đọc bài viết và cũng nhắc khéo lỗi chính tả 😉.
      Vấn đề tôn giáo và chính trị thật sự rất dễ gây những rạn nứt tình cảm giữa hai hoặc nhiều người bình thường (không phải là những nhà chính trị “chuyên nghiệp”).
      Vấn đề quốc sự, thì những người thuộc các đảng phái trong guồng máy chính quyền, họ phải đem ra phán xét, cân nhắc sao cho lưỡng toàn, mà mọi quyết định vẫn phải áp dụng lấy đa số ( có thể họ đúng, cũng có thể họ khe khắt).
      Còn vấn đề phá thai, TCPV đưa ra các phán quyết để thì hành luật cho xã hội mà quyền phá thai có chính đáng để hợp pháp. Chứ không mang tính tôn giáo áp đặt lên xã hội. Giáo hội có giáo luật cho tín đồ thuần chủng thì vấn đề phá thai là đã không được cổ súy hoặc đồng tình chứ chưa nói là giáo hội cho phép.
      Vấn đề phá thai trong đời sống người dân, khi TCPV phán quyết tất nhiên họ cũng phải “cầm cân” điều gì cho phép, điều nào không cho phép. Họ có từng chương mục cho tùy trường hợp nào hợp hiến hợp pháp. Chỉ có những nhà thi hành luật họ mới biết như thế nào là: “phạm pháp”
      Tôn giáo chỉ là phần trách nhiệm giữ thánh thiện ở trong mỗi linh hồn người, chứ cũng KHÔNG có quyền phán xét “Tội lỗi” một ai. Kể cả đức chúa Jesus ( ngài từng dạy như thế).
      Chính trị Hoa Kỳ luôn giữ và thể hiện tính công khai biện giải các vấn đề, họ cần được biết “cái chính đáng” trong mọi giới hạn, và những điều “không chính đáng” trong tất cả vượt giới hạn.
      Nếu đã bàn luận việc chính trị thì tốt nhứt hãy gạt bỏ qua thế đứng của mình đừng có quá nghiêng về đảng phái và tôn giáo và có như thế cái tư duy mới độc lập.

      Thích

Bình luận về bài viết này