TẢN MẠN


 

Khi đức Phật thuyết giảng những chứng ngộ của ngài cho 5 vị Kiều Trần Như thì ngài khai trí với bài Tứ Diệu Đế; Duyên Khởi; Chuyển Pháp Luân; Vô Ngã.. những bài thoại ngắn nầy và một số pháp giới đạo để thù thắng giải thoát trong đó có Ngũ giới; Bát chánh đạo; Lục đạo ba-la-mật. Phật thuyết những giới nầy hẳn phải là một chìa khóa mở ra con đường giác ngộ.

Những ai là tín đồ Phật giáo (tôi dùng hai chữ: “Tín đồ” nhá) thì hẳn biết Ngũ giới, còn các vị “Phật tử” hay Tông đồ thì có cả trăm thứ giới. Cho nên trong hầu hết các Kinh Phật thuyết đều nhắc nhớ: Trì giới và đó là cốt lõi của GIẢI THOÁT.

Phật giáo ngày nay đã bị ảnh hưởng tiếp xúc với nhiều hệ phái tôn chỉ khác nhau từ sau khi Phật nhập diệt hàng bao thế kỷ, nó thông qua một số yếu tố suy đồi thiếu tinh tấn nẩy sinh ngụy ngữ. Áp dụng hình thức mê muội, dùng lời thay cho hành hạnh đạo tâm, pha nết đạo thói đời chung một thố. Thuyết giảng những sự ngoại đạo một cách hổ lốn, nhập nhằng với một số khía cạnh của đạo đức nho giáo (Khổng, Mạnh) Đạo giáo ( Lão tử) ở Trung Nguyên và Thần giáo ở xứ Phù Tang rồi cho đó là: “Lời Phật dạy”. Mà phần lớn chính những trường phái nầy xem đạo giải thoát như một điều huyễn hảo.

Tuy nhiên, hôm nay, bất kể nhiều phái, Phật giáo vẫn là một tôn giáo lớn trên thế giới với hơn 500 triệu người theo thuộc các hệ phái lớn, có ba hệ còn được gọi là Hinayana (Phật Giáo Nguyên thủy), Phật giáo Đại thừa và Vajrayana Phật giáo Mật Ấn Kim Cương (Tây Tạng) và cũng không có một hệ phái nào giữ chính giáo theo hướng tu “Giải Thoát”.

Trên con đường đến Niết-bàn hay nôm na là giải thoát thì cách để đạt tới hữu hiệu nhất vẫn là khai ngộ Tứ diệu đế, trì hạnh Lục độ ba la mật (hạnh bồ tát) thì bánh xe Bát chánh đạo không cần lăn mà vẫn chuyển Pháp luân.

Vậy nếu là cư sĩ tại gia (tín đồ) chưa thể buông bỏ mọi dính mắc của cuộc sống thì đừng tìm đến giáo lý của nhà Phật, mà nên học đạo hạnh ở đời của Nho giáo và Đạo giáo là đủ. Chưa thể buông bỏ tức là còn vướn chân từ vòng “Tập đế” của Tứ diệu đế, thì dù có tụng kinh đi chùa cả đời cũng không thể giải thoát..và cũng đã có người thốt lên rằng: “Tôi tụng kinh niệm Phật, ăn chay bố thí sau vẫn gặp toàn chuyện oan nghiệt vầy nè!”

Khi thấu hiểu tận tường Tứ diệu đế thì Lục hạnh độ Ba la mật sẽ rất dễ hành trì, dễ vì cánh cửa thứ nhất: Tham, sân, si đã được nhận diện, nói là hành trì chứ thật ra nó chỉ là hành vi tự kiểm soát chính mình. Kiểm soát được mọi dục vọng đắc chí, bi lụy thì bản ngã là không. Bát chánh đạo cũng từ đó mà hình thành chuyển pháp luân- Niết bàn chính là tự tại viên mãn.

Nguyenmk

March 06-2018

bongtim