Ń̶̹̺̘̦̹̖̺̹́͐̌̔͐͑͂̏͋̅̈́̔͝͝͝Ó̵̢̲͕̜̩͙̭̦̤͉̲̄͑̈́̏̊͌́̈́̊̈́̅̀̋͂͘ͅI̵̠̭͈̺͈̞̩̚̚͟ Ç̷̡̻̲̭̳̺͈̠̤͈̮̺̎͐͘H̷͍͓̙̱̱̩̫͓̑̀͛̈́̉͒͋̊͠Ǘ̸͖͈̠̉͋̋̒̓̐̑̋͝Y̶̛̻̟̼̟̭͇̓͑͗͛͐̀̓͋̽̆͊͝Ệ̶̡̢̠͙̦͉̳̲̦̥̮̲̂̂̊̀̽̈́̋͆̄͗̀̐͗̕̚͜͠N̸̨̢̟͕̠̠̻̭̝̪͓͖̩͕̺̘̏̈́̈́̽̾̿̑̕͝ ✓ꍏ̆♫ ♄⊙̣☾


Trong một lần đọc lời cảm nhận của anh bạn về bài viết đăng vừa qua hôm 7/01, anh ghi rằng: “Văn Học Vị Nghệ Thuật”. Không cho rằng lời viết ấy có đi quá xa thẩm định hay không, tuy nhiên từ đó lại gợi lên trong ý nghĩ một điều:
Văn-Học tự nó đã là một viên gạch tạo nên nghệ thuật, cùng có mặt với 6 bộ môn truyền thống khác.
Đứng đầu là Kiến-Trúc¹, kế là Điêu Khắc²; thứ ba là Hội-Họa; rồi tới Văn-Học⁴, đến Âm-Nhạc⁵, tiếp theo là Ca-Kịch⁶ và sau cùng là Điện-Ảnh⁷.

Thường khi được nghe nói “Nghệ thuật vị nghệ thuật” ý nghĩa của câu văn nầy cũng không khó để hiểu được. Chỉ khác nhau là tùy theo cách diễn giải của giới chính trị và giới làm nghệ thuật chân chính.
Người nói ra câu nầy thuộc trường phái phóng khoáng, lãng mạng và rất đề cao chủ nghĩa độc lập. Ông THÉOPHILE GAUTIER một nhà đại trí Văn học với nhiều lĩnh vực: Thơ, văn, bình luận, nhà báo và cả kịch tác giả. Ông có nhiều ý tưởng nặng ký trong mỗi tác phẩm của mình, mà những học giả cùng thời cũng khó theo kịp.
Tạm gác qua lai lịch của ông để tìm hiểu vì đâu mà ông chủ trương và tuyên bố cho câu nói bất hủ đó.

“Nghệ thuật vị nghệ thuật” là một tuyên bố phản kháng lại những ý tưởng phục vụ có sách lược văn hóa lèo lái (định hướng) theo mục đích có lợi cho phong trào xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ (giữa thế kỷ 19).
Họ không đồng tình và không cho phép hình thái nghệ thuật đứng ngoài các mục đích chính trị của xã hội và bởi nhà đạo đức chủ kiến.
Ông kiên quyết bác bỏ mọi ý tưởng từ thế lực chính trị lôi kéo với bất kỳ mục đích gì cho nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ phục vụ theo chính hướng đi riêng của nó và không chịu dưới sự điều khiển nào.

    Nhưng cái mà làm nên câu hỏi trong bài viết nầy là vậy Văn-Học thì nó có thể vị cái gì?
Có nhiều lần bắt gặp trên các diễn đàn, báo chí và cả truyền hình thấy họ ghi nhóm từ “Văn học nghệ thuật” và thậm chí còn thấy ghi: “Văn học & Nghệ thuật” nữa mới chết người. Nghệ thuật chỉ có thể làm tăng giá trị cho Văn Học hoặc là nói đến tính Nghệ thuật trong Văn Học. Chứ nó không phải là hai cái riêng lẻ nhau.
Và, cũng để nhắc lại Nghệ thuật là bao gồm 7 bộ môn, ai có tài năng trong 7 môn nầy thì họ là những nghệ sĩ (nhân).

Nghệ nhân chân chính thì họ chỉ làm bằng cái tài năng và làm theo tư tưởng sáng tạo của chính họ, cho dù có chịu sự sai khiến thì họ vẫn chỉ sáng tạo thẩm mỹ theo cách riêng để làm nên tác phẩm.
Như vậy thì chỉ có Nghệ sĩ vị nghệ thuật, mới làm cho phì nhiêu hơn trong lĩnh vực của nó.
Có rất nhiều nhân sĩ trình độ thượng thừa, đã tranh cãi về câu nói trên, từ gần 200 năm tiếp diễn. Nhưng xem ra cũng chỉ quanh quẩn với những điều cũ rích, Chứ không có lời nào thiết thực hơn là nghệ thuật “vị” cái gì. Mà hầu hết những phản biện có chung một khẩu khí là「Mạc xác và phủ nhận」

Ngay cả Mao trạch Đông, ông cũng chỉ mượn giai cấp vô sản để phủ nhận tính độc lập, và đứng ngoài chính trị của nghệ thuật, ông muốn nói “Nghệ thuật vị vô sản” mới đủ làm một bánh xe răng 𖤓 lăn trong cỗ máy cách mạng, như vậy xã hội mới hoàn thiện hơn.

Rất tiếc! Ông đã không được chứng kiến cái giai cấp vô sản ngày nay đã có vô số tài sản, răng bánh xe không lăn nổi để nghiền nát những áp bức từ chính giai cấp trói buộc nó. Vậy thì xã hội cộng sản chỉ có một loại hình khẩu hiệu đúng nghĩa phải là: Nghệ thuật Vị Nể, thôi.
Tiến trình nghệ thuật “vô sản” thực chất chỉ để phô trương, không có nhân bản và tâm hồn.
Nó chỉ mang đậm nét thù hằn, khinh thị, moi móc, nguyền rũa và tự mãn.

Tạm gác lại, để tìm trong Nghệ thuật có 7 loại hình tạo ra nó, xem mỗi loại sẽ vị cái gì.

Văn-Học, thì có Thơ, Văn, Bình luận, truyền thông và Giáo dục. Thuộc loại hình chuyên về Ngôn ngữ, nó hầu như là một trụ cột chính của mỗi dân tộc, nó có thể biến nhiều thế hệ trở nên tăm tối hoặc đưa lên đến tột đỉnh nền Văn Hiến của một giống nòi.
Còn Kiến Trúc nói lên tính Văn Minh; Hội Họa và Điêu Khắc nói lên tính văn hóa; Ca-Kịch và Điện ảnh phản ánh tính nhân văn.
Vậy thì chúng ta có định nghĩa được cho chúng  mỗi một vai trò nào thích ứng không?

Nhà văn; nhà báo, nhà mô phạm, triết gia; nhà thơ; học thuyết gia và nhà truyền thông. Ngoài mục đích nhỏ nhoi là kiếm sống thì chẳng lẽ không có hoài bảo gì to lớn, hào phóng hơn sao?
Nếu có thì tất cả họ làm Văn Học để cho Ai; cho cái gì? nhưng phải chắc chắn là nó không được cho vị kỷ.
Xin hiểu rộng hơn tính ích kỷ trong ý nghĩa của hai từ trên, mà theo cách nói tiếng Anh là “Egocentric” (tự coi mình là trung tâm).

Vậy có thể cho đó là V͟Ă͟N͟ H͟Ọ͟C͟ V͟Ị͟ C͟A͟N͟H͟ T͟Â͟N͟  hông?

Đoạn sau cùng nầy, chỉ xin nói rõ hơn về hai chữ “canh tân”. Nó hàm ý dựa trên những gì đang tốt đẹp, nhưng còn khiếm khuyết để cải thiện theo hướng khá hơn, đẹp hơn mà không cần thiết phải phá hủy toàn bộ những công trình, để làm lại từ đầu bằng những vữa vụn rồi kéo văn minh lùi theo đến nhiều thế hệ.

Nguyenmk

Jan09/2024

Bình luận về bài viết này