Chữ mở miệng!


Chữ mở miệng hay Miệng mở chữ.

Trong một dịp tình cờ lướt qua các bài viết của một vị không quen biết, ông nói về vấn đề tôn giáo dưới nhan đề: “Đạo cho người không theo đạo” ở trang nhà riêng có tên Hoa Sứ Bình Tâm.

Bài viết hôm nay không nói về tôn giáo! Vốn biết sẽ có nhiều sơ xuất phạm tới các điều dị biệt, dễ gây thiếu thiện cảm với không ít người, cho nên chỉ lạm bàn chuyện chữ nghĩa thôi.
Có lẽ, cũng như ông, không ít người vẫn thường nói, hoặc ghi nghĩa, giải nghĩa về chữ “đạo” theo như cách ông giải thích, thì ngoài cái nghĩa “đường; con đường” thì còn một nghĩa khác là “tôn giáo” và ông xác lập cái tựa đề ám ngữ là “con đường cho người không theo tôn giáo” dưới một góc độ mà theo ông nhận định tất cả tôn giáo trên thế giới hiện nay đều thiên về thần học, dẫn dắt tín đồ của mình vào con đường phục tùng và mê muội thần linh, tôn giáo cũng là một trong những yếu tố làm nên chiến tranh lớn giữa các giáo phái ; các quốc gia bởi họ mang ý niệm cao cả cho Thánh chiến rồi trở nên “thánh” bởi tử vì đạo.

Đạo của Phật, không có ai được gọi là “thánh tử đạo” cho dù chết vì đạo pháp, việc làm đó chỉ xem như một hạnh của bậc trí vì chúng sanh mà hành chịu nạn khổ, đi tới điểm cuối của “tứ diệu đế” tất yếu mà thôi, cái đó gọi là “hạnh bồ tát”. Người chết cho đạo pháp mà chưa đạt tam vô lậu, tức chưa thuần sạch ô trược, chưa thoát qua bước sơ đẳng trì giới đạt đến vô lậu giới, tức là không còn các giới quấy nhiễu nữa. Chỉ cần cái bật của thềm nầy thôi chứ chưa nói đến phải chứng ngộ cả Định và Tuệ; thì người đó cũng chẳng bao giờ có được bậc thánh trong hàng “Tứ thánh đế” Các vị Bồ-tát đủ công năng thần thông quảng đại, họ đã vượt ra khỏi vòng trầm luân của “Tứ diệu đế” mới được chúng sanh tán thán là bậc đại giác, chí thánh bồ tát.

Trong các kinh điển Phật giáo thường lập lại nhiều lần hai từ “nhứt tâm” (thành ý, thành khẩn) niệm danh hiệu bất kỳ “bồ tát” nào thì ắt được cứu độ.  Không có nghĩa là nhờ thần thông của thần linh, đây chỉ là bước trợ duyên lực cho tự thân mình làm dịu những âu lo, tránh các sự dữ ác do tâm sanh, nhận các nghiệp chướng do hành vi mình gây nên trước đó hay sẽ tạo ra sau nầy. Từ đó cảm nhận được sự bình an đây gọi là sự linh ứng sở cầu. Chứ việc gì đến vẫn sẽ phải đến, phúc-họa; May-rủi vốn dĩ bất thể cưỡng cầu, do đó tự thân định lượng mà biết thôi, bởi thế người đời thường oán thán “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” đấy sao?
Chuyện thánh; thần; linh vong, nầy thế nhân xưa nay vẫn nói: “Có tin có thiêng; có kiêng có lành” chứ “tôn giáo” đâu có làm mê tín. Người mê tín là người không biết, không theo tôn giáo (đạo).

Tạm gác một bên cái lý lẽ của ông về vấn đề tôn giáo, bởi tôi không đủ tầm hiểu biết về một “tôn giáo” khi chưa nhập thể vào sự kiến giải cứu cánh của bất kỳ tôn giáo để bàn luận hay phán đoán. Chỉ là muốn viết ra cái ý mà đầu đề ghi ở bên trên thôi.

Tuy nhiên, để viết cho thấu đáo cái tư tưởng trung lập không thiên kiến, thì duy một điều là trước nhứt phải gạt bỏ thành kiến, kể cả định kiến và để cốt sao cho không vướn cái chủ kiến, vì ít nhiều gì cũng khó thoát cái nhìn hạn hẹp, ý nong cạn khi gởi tới người đọc.

Dân trí từ bao đời số người có trình độ am tường vẫn còn là phần rất ít trong xã hội, mà cho dù ai kia có được các văn bằng sư phạm hay chỉ ở cấp học vấn bổ túc, thì cũng không thể cho đó là người có hiểu biết; học vị không thể xác định người đó biết cách dùng “miệng mở chữ” đâu nha.

Người mộc mạc, chơn chất thường hay lấy cái “đạo tình người” mà cho ra cái “chữ”, Từ trong cái tình người mà sanh ra có cái lý, rồi từ cái lý hợp với cách sống ở đời mà thành châm ngôn để chuẩn mực hóa bản thân và cộng đồng, thì cái đạo ấy mới nẩy thêm nhân tố mới cho cái nghĩa và hai chữ “đạo nghĩa” cũng không thể giải thích như là ‘tôn giáo tình’ hay ‘con đường tình’, được đâu nha. Dĩ nhiên cái đạo nầy không thể cắt nghĩa như là: con đường, đường hay tôn giáo như cái ông vừa kể ở trên.
Đạo nghĩa; đạo lý; đạo Khổng; đạo Lão, đạo Tặc; đạo Phật; đạo vợ chồng v.v.. ôi thôi nhiều lắm. Nên giải thích chữ “Đạo là con đường, là tôn giáo” hiểu như vậy loạn não làm sao! Vậy chữ đạo phải hiểu là: **KIM CHỈ NAM**, theo cách nói thời nay là “định hướng” như vậy đạo Phật là Phật định hướng, trong các kinh điển Phật giáo thì có tới 84 ngàn phép tu để thành Phật và cũng không có “con đường” nào là của Phật cả.
Còn về chữ: “Giáo” có nghĩa là: dạy; khuyến; nói bảo hay theo văn nôm là thuyết. Hiểu trung chung thì “Phật giáo” là Phật thuyết (thuyết của Phật); Phật dạy bảo.
Còn nữa, hai chữ “tôn giáo” vốn dĩ không hề có dính líu gì với “đạo”. Cho nên khi xác lập tính đồng nghĩa hoặc tương tự cho nó rồi phê phán là thuộc nhóm “thần học” e là “chữ mở miệng” có phần nhiều quá rồi.
Tôn giáo đơn thuần là từ ngắn gọn của “tôn chỉ giáo huấn” còn nói cho ngắn hơn theo hoàn toàn nghĩa Việt là: chỉ dạy.
Như vậy tôn giáo được xem như là việc dạy bảo, ở một định nghĩa khác đó là sự kính trọng lời dạy bảo; thì đâu thể cho “tôn giáo” có ý làm mê muội, phục tùng,

Nhưng để nói cho rành rọt hơn thì tất cả các nghi thức hành lễ; giới luật; tôn quy và tín thác của các giáo phái đã hằng có bao đời xưa, kể cả hôm nay và ngày sau có những tín đồ theo. Thì gọi cho đúng nghĩa là Tông Giáo, bởi vì “tông” có nghĩa là: Dòng, Môn, Phái.
Như vậy khi “miệng mở chữ” nghe mới có lý có tình.
Kể cả tông giáo cũng chẳng có khuyến dụ môn đồ của họ mê tín thần quyền, chỉ có người theo không chịu mở trí thấu hiểu cái điều cốt lõi của các Tông giáo muốn giảng dạy định hướng tâm linh thôi. Đừng để chữ mở miệng theo cách phán đoán như thế!

Augst 26 2022

Nguyenmk

Bình luận về bài viết này