Tháng Tư Hai Mặt


THÁNG TƯ HAI MẶT

“Hùm chết để da, Người ta chết để tiếng”

Đúng vậy! Nhưng ở đây, trong bài viết nầy không muốn đi vào ý nghĩa một khuynh hướng cố hữu. Bởi cái lẽ rất đơn giãn, 46 năm dài “kẻ thắng cuộc” vẫn không thể tan cơn ác mộng “Nùng trí Cao” hay nói cách khác là sự đội mồ sống lại. Gần nửa thế kỷ, “kẻ thắng cuộc” vẫn không thể tạo dựng nỗi một niềm tin ở trong lòng người “bại cuộc”, mà có lẽ phải nói cho đúng hơn là họ (người thua cuộc) không muốn tin vào kẻ xảo trá.

Trong khi đó chỉ trong 7 năm chinh phạt và tái kiến thiết Nhật Bản, người Mỹ đã tạo được niềm tin tưởng từ dân cho đến quân vương. Đất nước Nhật chóng vánh đi trên quỹ đạo cường quốc kinh tế. Đó là kết quả của sự tin tưởng nhau, sự minh bạch của lương tri xóa bỏ hận thù, hai dân tộc đó nói được và làm đúng danh dự của mình. Hàng năm người Mỹ vẫn nhắc lại cuộc chiến tranh bình định phát xít (Fascism) năm 45 và Nhật vẫn tưởng niệm biến cố khuất phục ngoại xâm.

Nhưng cả hai xứ sở nầy không có một chút khẩu khí cường điệu đầy ngạo mạn, phỉ báng hay mang tính sát phạt nguyền rũa lẫn nhau. Họ chỉ nhìn lại những lầm lỗi và tiếc nuối cho cái tương tàn mà những “quyết định chiến thắng thuộc về ai” bởi người đứng đầu cả hai nước mà thôi. Họ đi tìm cái “ấu trĩ” trong đầu của mình, những người tự đặt cái “quyền sinh sát” cầm lái đất nước.

Dường như ông Võ văn Kiệt cũng có lần nói: “30/4 có triệu người vui, cũng có triệu người buồn”.

Thương thay câu nói đó đã dìm ông khi còn sống xuống tận đáy mồ, đó câu trả lời bằng thái độ sắc bén nhất cho những ai mang trong tâm tư “hòa giải dân tộc” cái mà Cộng đảng vẫn lâu nay dùng đính lên móc câu con mồi.

Trở lại với tiêu đề ở trên, da Hùm một thứ trang trí “thượng lưu” bởi nó không chỉ vì vật chất đắc giá đẹp đẽ do tính kết tạo, phân bố màu lông. Nhưng nó còn mang một ý nghĩa khác là con vật “Uy dũng” “Chúa tể sơn lâm” người có được nó như mượn được oai Hùm (Chết mà vẫn được khiếp sợ, mượn uy) do đó giới quyền thế hay trưng nơi sảnh để ngấm ngầm nói lên tính cách uy lực mình. Còn về Người ta thì nhiều lắm để lại vô vàn thứ tiếng, xấu có mà tốt cũng có.

Nhưng! Một thể chế chính trị đã chết cũng để lại tiếng là câu chuyện trong bài viết nầy. Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH) một chính thể đã “mất”, bị tước đoạt quyền Hưng Quốc An Dân đã 46 năm.

Vậy chứ mà vẫn làm cho nhiều “kẻ thắng cuộc” phải nhảy xổm, bấn loạn ngôn từ, khiếp sợ đến muốn “truy tất ngọn, diệt tất tận” bất kỳ ai mỗi khi nhắc đến bốn chữ VNCH. Chứ chưa nói là mang một chút hình tượng, sắc áo màu cờ. Cái uy danh bất hư truyền của một thể chế đã “chết” mà nó vẫn còn dũng mãnh như thế, thì “kẻ thắng cuộc” đâu dám thẳng thắn mà nói chuyện hòa giải dân tộc.

Họ đã phạm một lỗi lầm đem quân xâm lược giết chết “anh em”, mở lối đưa đường cho quân xâm lược chiếm đảo, lấn đất lùa dân. Họ dùng lý lẽ gì để hòa giải, có chăng là họ phải tự hóa giải vấn nạn đất nước bằng biện pháp “Tự diễn biến” phục hồi nền công pháp tự do dân chính, xem cuộc chiến 20 năm xa xưa chỉ là một khúc quanh của thời gian, không nặng mùi kiêu binh, cường điệu và lăng mạ.

Ngày 19/4/2021 nhà thơ, nhạc sĩ Đỗ trung Quân có viết trên dòng Face Book của ông, nói lên cảm tưởng về ngày cuối tháng tư, bảy lăm. Có đoạn như sau: “..nhưng 46 năm dài chả thấy đứa vui nào làm gì cho đứa buồn bớt buồn (sic)”.
Trước dòng đầu ông có nhắc lại câu nói “Vu vơ Kiệt”. Không biết ông muốn ám chỉ cái “đứa buồn” nào! Chính ông hay số nhiều một dân tộc thọ thương? Và hai chữ ông dùng “bớt buồn” đó có bỉ mặt, miễn cưỡng lắm không? Cái mà “triệu người buồn” không phải giống như trẻ con buồn vớ vẫn, để phải vỗ về, cho vơi đâu nhé ông!

Hàng triệu người buồn cho số phận của đất nước trong tay một tập đoàn cường quyền thế phiệt và đội lốt dân tộc.

Ngày 30/4 hàng năm là bộ mặt dở khóc, dở cười mà chính họ đã lỡ lên lưng cọp, thì phải hò hét cho thật kêu để che đậy sự sợ hãi một hiện thực tồn tại trong lòng dân về một thời có đất nước mang danh VNCH bất tử. Thế thôi! “Hữu xạ tự nhiên hương” đâu có gì khác.
“Triệu người buồn” vì thế hệ tương lai đang dần mất sức đề kháng bởi một thứ bệnh dịch “Lai căn” thì phải đổi lấy gì cho “bớt buồn”. Họ không làm ầm ỉ ngày “đại thắng mùa Xuân” thì triệu người buồn kia cũng đâu quên tưởng niệm ngày sụp đổ “hào hùng của một dân tộc”.Và! Dẫu có buồn, thì cũng vẫn kiên cường vào niềm tin chấn hưng tổ quốc KHÔNG CỘNG SẢN cho mai sau thôi.

Nguyenmk, Xin mời quý vị cùng nghe “Đêm nguyện cầu- thổi sáo đồng” nhé

Hay xem trên màn ảnh Youtube vui lòng nhấn

1 thoughts on “Tháng Tư Hai Mặt

  1. Pingback: Tháng Tư Hai Mặt – biển xưa

Bình luận về bài viết này