Sức ảnh hưởng của Đạo


Có nhiều người vẫn tin vào cho rằng “Đạo và Tôn giáo” là một. Ngay cả trong tất cả sách báo và trong tự từ điển cũng có chung định nghĩa như vậy.
Số đông sai, thì hiển nhiên thành đúng. Đó là hiệu ứng của hiện tượng phân lập một khi có sự can thiệp của “đẳng cấp quyền thế” hoặc “uy tín hùng biện”; tệ hơn đó là chịu ảnh hưởng bởi thói quen từ tầng lớp bình dân.

Tông giáo và tôn giáo lâu nay nhiều người vẫn cứ hiểu là một hệ thần quyền, tâm linh. Ngay cả “tông giáo và tôn giáo” cũng không đồng nghĩa cho cả hai, thì nói gì với chữ “đạo”. Có điều rất nhiều tông giáo trên khắp thế giới, nhưng phải kể tên ba giáo phái lớn có sức ảnh hưởng tâm linh không nhỏ toàn cầu là Công giáo; Phật giáo; Hồi giáo. Từ ba giáo phái lớn nầy nẩy sanh ra nhiều ý thức hệ giáo phái và chủ trương mang tính canh tân hoặc phân chia nam-bắc phái, thậm chí có danh phái theo tên người khởi xướng hoặc từ vùng đất hình thành giáo phái.

Mỗi tông giáo có quy tắc hành lễ, nghi thức chịu phép, đào tạo tông đồ và tín chúng riêng, cho dù một số nào đó khác đôi chút về niềm tin đấng cứu thế, nhưng tổng thể các tông giáo đều tôn vinh vị giáo chủ của họ và quy chung một giáo dưỡng cho cách sống theo hạnh đức cứu nhân độ thế là “Thiện; Hòa; Tha nhân” hay “Chân, thiện, mỹ”.
Còn “Tôn giáo” chỉ là tính cách mà công chúng sùng tín đối với tôn chỉ và tin tưởng lời rao giảng tuân theo kinh điển, sấm truyền hay chân ngôn mà họ đang thụ huấn và cũng không nhứt thiết là tín đồ của tông giáo nào. Nghĩa là họ không chịu phép các nghi thức mang nặng hình thức của một giáo đồ. Tôn giáo theo cách hiểu của số đông là sự gắn bó, gò ép linh hồn với một giáo phái, như để chính thức thừa hưởng được ân sủng, che chở sau khi mất. SAI RỒI!

Đạo là tôn chí, là kim chỉ nam, là sự cân nhất quân bình mọi hợp lẽ (Logical) khi người đó chọn cho mình một niềm tin hầu đạt những phúc lợi về khía cạnh tinh thần. Còn tuân thủ cái tôn chỉ ấy mà làm thì gọi là tu hành, chứ không phải “đạo để tu” (cấm nói láy )

Tôn chí của mỗi Tông giáo mang dấu hiệu thần lực và nghị lực cũng khác nhau, mục đích sau cùng vẫn là tìm đến sự cứu rổi nơi cảnh giới của Thượng tầng. Vậy tôn chí của các giáo phái lớn như thế nào?

# Phật giáo
Tự mình tìm diệt các căn nguyên của đau *khổ*(sanh, lão,bệnh, tử; tham, sân, si, ái và dục) nhận lấy sự khổ của bản thân mà cảm thông cho kẻ khác và dùng nó để khắc phục mọi tạo tác sự ác gây nên nghiệp chướng cho đời nầy và cả đời sau. Tự mở cửa giải thoát tìm đến Niết bàn.

# Công giáo
Suy tôn đấng sáng thế, tôn kính, vâng phục và tán thán sự hy sinh của đấng cứu chuộc thế gian. Tín kính Đức Jesus Kito được gởi xuống thế gian, là con một chịu mọi hình phạt làm sáng danh đức chúa Cha toàn năng (Thiên Chúa) và cũng là thông điệp về lòng bác ái. Sự tin kính ấy được hồng ân tín thác hồn xác vĩnh cửu về nơi nước Chúa. Nói một cách hiểu khác là trở về với nguyên trạng mà đấng ấy khai sinh cho.

# Hồi giáo

Cũng không khác tôn chí với đạo Công giáo. Tuy nhiên sự ra đời sau Thiên Chúa giáo 7 thế kỷ.
Hồi giáo tự cho rằng là nền đạo sau cùng và hoàn thiện bởi Thiên Chúa là đấng tối cao toàn năng mạc khải cho Mohammed thiết chế lại mọi đức tin và cứu chuộc. Tôn chỉ nhấn mạnh chỉ có đấng Toàn Năng (Allah) là thiên chúa mới có thể cứu chuộc mọi tội lỗi và không ai có đủ quyền thừa công việc ấy bởi Ngài, cho nên không có con một là con thiên chúa chết cứu chuộc thế gian và chỉ có sự tín kính tuyệt đối với Ngài mới rửa hết tội lỗi để hưởng sống phúc lạc.

Việt Nam thì có thêm Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài), và Hòa Hảo, đây chỉ được xem là đạo chứ không hẳn là tông giáo hay tôn giáo. Do sự ra đời như một trường phái độc lập chủ trương là hợp nhứt các ý niệm nhân sinh quan, không phân biệt tông giáo, cùng giáo điều của những nhà luân lý Lão; Khổng và Mạnh tử, để hình thành tôn chỉ cốt để tương trợ nhân sinh để cùng vượt qua thời khắc sàng lọc của kỳ hội Long Hoa.

Tóm lại:
Tôn giáo không liên can gì với Đạo và cũng chẳng phải là một hệ Tông giáo. Đạo là kim chỉ nam, là tôn chỉ của một hệ tư tưởng, một trường phái cốt dẫn dắt, khai sáng trí tuệ, và kiến tạo niềm tin cho người hành trình tu luyện được hanh thông.
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, có đồng chỉ dụ là bất kỳ người nào trước phúc lâm chung mà chí thành nghĩ tưởng và xướng niệm danh hiệu hoặc gọi ân cứu rỗi ắt sẽ được vãng sanh về nơi hằng sống, cực lạc. Như vậy không nhứt thiết phải là một tín đồ của một tông giáo, nhưng phải biết sống đạo.

Cho nên người không theo đạo nào rất dễ tùy tiện cách sống; nên nhớ kỹ cho! Sống đạo nó không đồng nghĩa với cách sống của một tín đồ, bởi không ít tín đồ dù theo tông giáo của họ, mà vẫn không hiểu cái “đạo” và từ đó làm sai sức ảnh hưởng nền đạo biến tư tưởng của mình theo chiều hướng cực đoan và mê tín.

Nguyenmk.

Bình luận về bài viết này