THIỀN


 

Có hai thể công phu Thiền. Thiền theo Phật giáo và Yoga, khi công phu Thiền thì người hành thiền phải nhận thức ý niệm đạt kết quả cho mưu cầu gì trong kiếp nhân sinh.

Ở bài viết nầy chỉ nói trong phần thiền pháp của Phật giáo, người hành thiền soi cái căn nguyên sinh diệt các vọng nghiệp ái dục, thông qua cái mắt tai mũi lưỡi thân và ý. Các vị thiền sư đắc đạo chứng ngộ cái lẽ Vô Thường không phải bằng ngôn từ trên chót lưỡi, sách vỡ hay kinh điển lý đạo. Họ ngộ cái vô thường thật tướng bất tư nghì. Đã vô thường thì dĩ nhiên không hình tướng, mọi thiên biến vạn hóa đều là tự nhiên không sanh diệt, không tuần hoàn như các mê chấp của người thế gian. Khái niệm luân hồi trong thiền định không bao giờ có kể cả đạo lý nhân quả trong biện thuyết giáo pháp của nhà Phật cũng không ở trong Thiền.

Vậy cái gì trong Thiền? Các vị cao tổ thiền tông đi vào Thiền để tìm kiếm cái gi? Không lẽ nhập định chỉ để thấy cái không thấy hay chỉ để “Viễn ly điên đảo mộng tưởng”? Khi nhìn ra mọi thứ hữu hình chỉ là sự lập đi lập lại không ngừng thì những cái ra trước đó cũng chẳng biến tan đi đâu, nhưng cái chấp nghi của ý cho đó là quá khứ và hiện tại, sanh diệt. Nếu “sanh lão hoại diệt” là chu kỳ hiện hữu thì tất cả mọi thứ đều phải trở lại theo một vòng tròn đúng nghĩa, chứ không phải theo kiểu Sống thì có xác, thác có hồn. Cái xác theo lẽ “sanh lão hoại diệt” vậy cái hồn không sanh diệt chui vô cái chu kỳ kia để làm gì?

Đứng trước một cành đào hoa nở còn tươi màu, chợt nhớ đến bài kệ của thiền sư Mãn Giác

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân về trăm hoa nở
Sự đời ngay trước mắt
Thì già đã trên đầu

dao

Bốn câu nầy xuất từ một vị thiền sư, tương truyền là thí ngôn lúc gần lìa thế. Rõ ràng là còn chấp cảnh, còn chấp ý có bốn mùa. Hẳn nhiên là ông chỉ “cái chấp” của chúng đệ tử. Chứ ông thì hoa nở do khí lực của cây mạnh mẽ thế nào thôi, đâu có chuyện Xuân hạ thu đông. Thật vây! Mùa nào cũng có hoa nở, lá héo khô rơi rụng.

Thời gian thì cứ trôi không có quyết định được gì cho mình cả và khi mình muốn gì thì không còn kịp nữa. Nhưng cái ý đó chỉ là cố chấp, nếu mình muốn thì dù có già cỡ nào cũng vẫn có thể đạt đạo, cho nên ông điểm huyệt mê lầm của ý chấp chước rằng:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Hồi đêm trước cổng một cành mai”

Chụp cành đào (mơ/mai) xong ngồi nghiệm cái ý của ông qua hai câu cuối hàng giờ, mới hiểu ý ông.

Thiền bằng nguồn sinh lực cho đến cuối cùng, chớ có xao lãng thì chắc chắn đạt ngộ.
Ngộ cái gì thì tự mình sẽ biết.

Nguyenmk

Thiền đăng April 12-2018 😜😜😜