Thực nghiệm sống chậm!


 

Trong cuộc sống! Không phải lúc nào hoàn cảnh cũng cho phép mình “ung dung tự tại” nhưng cũng không ít người vịn vào cớ “hoàn cảnh” để có đủ mọi hình thức mà thối thoát chuyện tu thân. Tu thân mà còn nấn ná, thì việc tu Tâm không phải là dễ! Sống tự tại, an định là thượng đẳng cảnh giới thì ai lại không muốn thực hiện đạt tới cảm giác an lạc ấy chứ? Trừ khi nếu trong lòng chưa thật muốn có thử thách với chính mình. Trong các hạnh tu tập, thì hạnh hành trì là cốt lõi, là chìa khóa mở cửa tất cả các pháp để tiến bước vào đốn ngộ của TÂM an lạc. Tâm an lạc không có hình tướng, mà có hình tướng ắt có điên đảo.

Tạm mượn câu cách ngôn của người xưa:
“Chiếc áo Cà Sa không làm nên nổi nhà Sư” và có lẽ lời nói nầy đã có từ mấy chục thế kỷ nay..từ sau khi Phật giáo hình thành tăng đoàn chăng(?)
Nhưng! Có một điều cần thấy khác một chút. Một nhà sư có thể làm “nổi” chiếc áo Cà-sa! Nổi..cả hàm ý đen lẫn bóng, một nhà sư đạo hạnh chân chánh hòa thượng (xin đừng nhầm với danh xưng HT trong giáo hội) thì chiếc áo đó có thể làm sáng nền đạo là điều ắt có. Còn ngược lại thì chỉ nhà sư ấy nổi thôi.

Nếu cho rằng: “Tôn giáo tạo cho con người hiền hòa, chân tín, nhân ái và vị tha” thì xem ra câu nói nầy có phần cường điệu và khoát loát. Từ ngày chào đời cho đến nay, tôi chưa hề thấy có sự tồn tại của “Nhân Vị” qua lăng kính tôn giáo, mà chỉ thấy 80% là những xung đột, cố chấp và quyết đoán từ những người nhân danh nó. Lạm dụng quyền năng tối thượng để phán xét, hành xử bằng tinh thần kỳ thị; phân biệt và xáo ngữ.

Chiến tranh tham vọng đã cho thấy ngoài gươm giáo, súng đạn trên tay, thì còn một bửu bối mạnh gấp ngần lần đó chính là ” tôn giáo” Vấn đề tôn giáo và chủng tộc vốn xưa nay rất nhạy bén là mảnh lực thúc đẩy thù hận, ngăn cách và chém giết lẫn nhau. Còn lại 20% thì nằm trong những khái niệm nhân bản từ những đau thương, những bỉ cực và những nghiệt ngã mà mỗi cá nhân ấy tự kinh qua rồi trẩy mầm nhân cách đạo đức. Phải chăng vì họ đã thấm cái giá trị nhân phẩm, trong số nầy có thể 10% là lọt vào vòng “Giá trị nhân vị” bởi họ triệt thấu đặc ân mà tạo hóa ban cho “linh hồn người” bao la hơn vũ trụ. Họ đứng ngoài vòng thành kiến; định kiến; thiên kiến và họ cũng chẳng cần tìm kiếm trong muôn vàn ngôn từ triết lý, châm ngôn hay danh ngôn giáo điều cho cuộc sống, nó chỉ làm gút mắc thêm thôi.

“Triết lý sống” “Danh ngôn” “Lời thâm, ý đắc” cũng không khác gì “tấm quãng cáo” được trương lên giữa chợ, mà bất kỳ ai đi ngang qua đọc cũng có thể khen hay, biết đẹp. Nhưng không một ai thực sự nhận ra được cái kỳ công và tâm huyết trong cái quãng cáo đó. Vì vậy Triết lý sống ở thế và công phu tu thân tâm phải do chính bản thân mình chứng thực mới đủ giá trị chinh phục.

Để kết thúc bài viết, Kaoh muốn kể một chuyện về “Sống chậm”.
Cả một tuần lễ thực tập: Suy nghĩ chậm, Hành động chậm và Nói chậm. Công việc hàng ngày chuyên chở các cử nhân (những người đi dựng tương lai) nên gần như “lăn lộn” giữa dòng đời. Kaoh cố giữ mỗi cữ chỉ điều chậm lại..không chạy nhanh, ai muốn vượt qua mặt cũng kệ, có trễ năm bảy phút cũng kệ, ai hỏi cũng nói từ tốn suy nghĩ trước khi trả lời (họ tưởng bị bịnh, không hỏi nữa ). Giờ nghỉ ăn trưa cũng ăn chậm nên giờ chạy lại cũng bị trể..điều nầy khiến các cô cậu cử nhân không hài lòng, nên phàn nàn với phòng điều phối nhân sự của hãng.

Kaoh “được” dịp gọi thẩm vấn tư tưởng và viết giấy tường trình. Bởi xưa nay làm việc với công ty được họ chấm điểm “A+” nhân viên chuẩn mực, đúng giờ, sao hôm nay ra thế. Trình bày sự thật thì được giáo huấn mấy điều như sau:

“Khi anh mặc bộ đồng phục và hiện diện trong giờ làm việc của công ty. Tất cả giá trị sĩ diện cá nhân, phong cách riêng và tư duy của anh..đều phải xếp lại và gác qua một bên. Ngoài giờ làm và cởi bỏ đồng phục của hãng thì còn lại thuộc về anh.
Nếu tất cả mọi người trên thế giới nầy..cùng nhau sống chậm. Thì tôi nghĩ: Trái đất của chúng ta sẽ lệch khỏi quỹ đạo mặt trời”
Vị trưởng phòng điều hợp nhân sự là tín đồ của Cơ Đốc giáo đặt niềm tin siêu nhiên ở quyền năng đức Chúa trời.

Sự dối trá và huyễn mị niềm tin nhân thế ngày nay không chỉ có những kẻ ngoại đạo, mà không ít những người trong màu áo thánh thiện tín đồ cũng thường vay mượn Hạnh-phúc của thế gian, có chút lợi lộc thì tự thấy mình nhiều phước báo. Người xưa dạy đâu sai:

“Phủ năng an thân, tiện sinh vọng tưởng” là vậy.

Nguyenmk
Tháng 10-19-2018

Kaoh Hmin Neugyn